Kiểm soát nhập khẩu các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 77)

8. Kết cấu của luận văn

3.3.4Kiểm soát nhập khẩu các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến mô

3.3 Một số giải pháp về chính sách nhằm ứng dụng công nghệ “chất

3.3.4Kiểm soát nhập khẩu các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến mô

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như:

 Thông tư liên tịch số 717/2001/TTLT-TCKTTV về hướng dẫn quản lý, kiểm soát xuất/nhập khẩu và sử dụng những chất làm suy giảm tầng ôzôn trong phụ lục A của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, đã được Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam (trước đây), Bộ Công nghiệp, và Bộ Thuỷ sản ban hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2001. Dựa trên Thông tư này, bất kỳ nhà nhập khẩu nào muốn nhập các chất thuộc Phụ lục A của Nghị định thư Montreal vào năm sau phải đăng ký với các cơ quan Chính phủ có liên quan vào ngày 30 tháng 10 của năm trước khi việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu diễn ra.

 Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, cho phép Bộ Thương mại thực hiện kiểm soát xuất/nhập khẩu những chất làm suy giảm tầng ôzôn ở bất kỳ hàng hoá nào bị kiểm soát bởi các hiệp ước Quốc tế. Quyết định này có thể được sử dụng áp đặt cho kiểm soát thêm về xuất/nhập bao gồm hạn ngạch cho tất cả các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

 Trong công tác Phòng cháy chữa cháy. Năm 1995, Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 34/PCCC-QĐ, ngày 27/01/1995 về hạn chế sử dụng Halon trong công tác phòng cháy chữa cháy. Theo quyết định này, việc lắp đặt mới hệ thống phòng cháy chữa cháy sử dụng Halon bị cấm từ năm 1995. Hơn nữa, việc tái nạp Halon vào các bình chữa cháy cầm tay cũng bị cấm từ năm 1995.

Từ thực tế trên tác giả đề xuất một số biện pháp như sau:

1. Yêu cầu các doanh nghiệp xác nhận vào giấy phép trước khi việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu diễn ra, tạm nhập - tái xuất các chất thuộc Phụ lục A của Nghị định thư Montreal với các cơ quan Chính phủ có liên quan, với

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an kèm theo bản sao hoá đơn, vận đơn hoặc tờ khai hải quan lượng các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường đã được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (nhập khẩu ở bất kỳ hình thức nào, do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc thông qua các doanh nghiệp khác) để làm cơ sở quản lý trong công tác phòng cháy chữa cháy.

2. Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho lực lượng hải quan nhằm kiểm soát và nắm bắt những chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường.

3. Phối hợp chặt chẽ giữa Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cục Hải quan trong việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến và cập nhật những kiến thức về chất chữa cháy gây ảnh hưởng đến môi truờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 77)