Những bất cập trong thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 65)

8. Kết cấu của luận văn

2.7 Một số phân tích về kết quả thực hiện các chính sách đã đƣợc áp

2.7.3.2 Những bất cập trong thực hiện

 Do không có văn bản riêng quy định các vấn đề về nhập khẩu (trong đó có nhập khẩu công nghệ trong công tác phòng cháy chữa cháy), nên quan hệ nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của hàng loạt văn bản luật và dưới luật, mà trong đó các điều khoản quy định về nhập khẩu không đồng bộ, cụ thể và còn chồng chéo nên đã gây nhiều khó khăn trong thực tiễn đối với các cơ quan quản lý của nhà nước và các doanh nghiệp khi nhập khẩu công nghệ "chất chữa cháy sạch".

Tuy nhiên, trong công tác quản lý còn nhiều kẽ hở, phụ thuộc vào những yếu tố như trình độ cũng như trang thiết bị để đánh giá nhận biết những chất Halon.

 Các Bộ quản lý ngành với các xí nghiệp Nhà nước đang sử dụng các dự án để xúc tiến thay thế các chất bị kiểm soát bằng các chất thân thiện với tầng ôzôn và môi trường.

 Vì lợi ích kinh tế nên các đơn vị sử dụng và các nhà nhập khẩu đã không báo cáo các chất bị kiểm soát mà vẫn nhập khẩu hay vì các máy móc thiết bị của công nghệ cũ vẫn còn tốt thì tận dụng để giảm chi phí đầu tư và khấu hao tài sản thay vì phải đầu tư tiền của tốn kém với những thiết bị đắt tiền.

 Không hiểu hết được các tác hại đến môi trường của các chất Halon trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Kết luận chƣơng 2

1. Chất chữa cháy Halon đã được xâm nhập vào nước ta từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống chữa cháy. Chất Halon có đầy đủ các ưu điểm về giá thành và hiệu quả chữa cháy, chính vì vậy chúng ta không phủ nhận được vai trò vô cùng quan trọng của Halon trong hệ thống chữa cháy. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực của Halon thì ảnh hưởng của nó đến tầng ôzôn cũng vô cùng to lớn.

2. Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn ra đời năm 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) được ký kết năm 1987 tại Montreal, Cannada là những văn bản mang tính pháp lý quốc tế, thể hiện quyết tâm của nhân loại nhằm bảo vệ tầng ôzôn - mái nhà của trái đất. Việt Nam tham gia nghị định thư Montreal từ tháng 01-1994, cho đến nay Việt Nam đã cơ bản đáp ứng một phần trong các quy định của nghị định thư như xây dựng. Tuy nhiên, việc thay thế dần các chất Halon trong công tác phòng cháy chữa cháy đang trở nên một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.

3. Phân tích một cách tổng quát về một số chính sách đã được áp dụng, những quy định của Nhà nước trong việc ngăn chặn sử dụng những chất gây ảnh hưởng đến môi trường, có thể thấy rằng hệ thống văn bản pháp quy liên quan việc quản lý các chất ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta vẫn chưa hoàn thiện, đồng bộ và đôi khi thiếu nhất quán, cả hệ thống Luật, các văn bản dưới luật và một số quy định của địa phương, nhất là khi Việt nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Montreal, gây khó khăn cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Vậy, cần có những chính sách mới, những biện pháp thực hiện chính sách một cách thiết thực và hiệu quả nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước trong công tác phòng cháy chữa cháy.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHẤT CHỮA CHÁY SẠCH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 65)