Hạn chế và bất cập trong việc sử dụng tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 59)

8. Kết cấu của luận văn

2.7 Một số phân tích về kết quả thực hiện các chính sách đã đƣợc áp

2.7.1.2 Hạn chế và bất cập trong việc sử dụng tài chính

Thứ nhất, như các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu ở trên, biểu

phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chưa phù hợp với thực tế, cao hơn 2-3 lần, thậm chí là gấp 5 lần so với phí bảo hiểm cháy nổ tự nguyện. Như vậy, tâm lý các cơ sở này muốn lựa chọn mức phí bảo hiểm thấp hơn kể cả lách luật để

tham gia bảo hiểm cháy nổ bình thường, thậm chí chấp nhận bị xử phạt nếu như mức phạt này không cao hơn chênh lệch giữa mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc so với cháy nổ tự nguyện.

Thứ hai, việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với bên

mua khi bên mua đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc có biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về PCCC. Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về PCCC cho các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gặp một số khó khăn, đó là ở một số doanh nghiệp thì đầu tư ban đầu là quá lớn so với trang bị một hệ thống chữa cháy với công nghệ thông thường, thường thì giá thành sẽ gấp đến 5 lần.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp tư nhân thì họ quan tâm đến hiệu

quả và lợi ích kinh tế hơn khi bỏ tiền ra trang bị những thiết bị công nghệ mới. Vì vậy, với phương châm “đơn giản, đúng quy định, rẻ tiền” mà áp dụng, tức là chỉ trang bị theo hình thức đối phó chứ không quan tâm đến tác hại của nó đến môi trường.

Thứ tư, đối với doanh nghiệp nhà nước thì khoản kinh phí hàng năm

được cấp phát theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy, nguồn kinh phí đấy còn phải trang trải cho rất nhiều các khoản chi khác.

Thứ năm, nguồn đầu tư tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học

chỉ theo một hệ tài chính duy nhất, nhưng chưa đa dạng hoá các hình thức cấp phát. Ngân sách nhà nước cho nghiên cứu hiện nay chỉ rót cho các cơ quan nhà nước, những nhà khoa học, với tư cách là cá nhân, các doanh nghiệp chưa có cơ hội để tiếp cận với nguồn kinh phí này. Vì vậy, chưa có cách để thu hút các nhà khoa học trong công tác phòng cháy chữa cháy có năng lực, có tâm huyết để tham gia nghiên cứu những vấn đề khoa học, công nghệ "chất chữa cháy sạch" mà đất nước quan tâm.

Thứ sáu, cơ chế quản lý thanh quyết toán tuy đã tiến bộ nhưng còn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)