Tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.3 Một số giải pháp về chính sách nhằm ứng dụng công nghệ “chất

3.3.8 Tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng

Ngày 5- 6 hàng năm được chọn là ngày Môi trường thế giới. Ngày Môi trường thế giới hàng năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực và hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường. Ngày Môi trường thế giới năm nay có chủ đề: “Trái đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, với

mục tiêu là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Đây là một vấn đề lớn mang tính toàn cầu song cũng là cơ hội để người dân Việt Nam tham gia vào các hoạt động bảo vệ sự sống cho nhân loại.

Trên cơ sở đó Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cần có nhiều hoạt động được phát động trên cả nước nhằm tập trung, thu hút sự quan tâm chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và hành động bảo vệ môi trường trong công tác phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam.

 Phổ biến, quán triệt rộng rãi Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

 Hình thành và tăng cường năng lực cho các bộ phận tuyên truyền môi trường trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; xây dựng chương trình truyền thông môi trường trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở trung ương, địa phương. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân. Trong điều kiện hiện nay chưa thể coi giáo dục về những chất gây ảnh huởng đến môi trường là một môn học mới mà chỉ là một phương pháp tiếp cận, lồng ghép trong tổng thể kiến thức chung cần trang bị cho học sinh, sinh viên, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ những kiếm thức về công nghệ "chất chữa cháy sạch" góp phần bảo vệ môi trường.

Ví dụ: ở bậc phổ thông, hình thức có thể rất sinh động, từ việc liên hệ đến các bài học (nhất là về Vật lý, Địa lý…) đến các hoạt động sinh hoạt tập thể (Câu lạc bộ, cuộc thi, giao lưu, hoạt động ngoài trời, viết vẽ với chủ đề “ảnh hưởng của các chất chữa cháy với môi trường”).

 Chú trọng tuyên truyền đến các doanh nghiệp để họ nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, thấy được lợi ích kinh tế với công cuộc bảo vệ môi trường.

 Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hiệu quả như

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động văn hoá nghệ thuật về môi trường; xây dựng chương trình giáo dục môi trường trong trường học; tổ chức các lễ mít tinh, treo panô, áp phích, khẩu hiệu, phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường; lồng ghép các chương trình hành động sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm bảo vệ môi trường với hoạt động của các tổ chức đoàn thể… Mục tiêu là để mọi đơn vị, doanh nghiệp đều hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của các chất chữa cháy gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người.

 Xây dựng và áp dụng tiêu chí về môi trường trong công tác thi đua khen thưởng, công bố công khai hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với những hành vi đó.

 Xây dựng kế hoạch theo kỳ tại các địa phương về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức tìm hiểu về công nghệ "chất chữa cháy sạch" bảo vệ môi trường.

+ Bộ Công an cần có các biện pháp thiết thực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đẩy mạnh truyền thông giáo dục pháp luật và ý thực chấp hành pháp luật môi trường; + Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong nước và nước ngoài về môi trường đã nâng cao rõ rệt kiến thức và pháp luật về môi truờng cũng như kỹ năng quản lý cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

- Khen thưởng: Căn cứ vào mức độ thực hiện các thành tích xuất sắc để khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân sau:

+ Ngăn chặn việc nhập khẩu chất Halon

+ Các doanh nghiệp loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng Halon.

+ Có thành tích nghiên cứu sáng tạo tìm ra các công nghệ mới, công nghệ "chất chữa cháy sạch".

+ Đơn vị, các nhà tài trợ nguồn kinh phí phục vụ việc thay thế Halon để sử dụng công nghệ mới. + Có thành tích trong việc quản lý, tuyên truyền hướng dẫn việc sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch".

+ Cho các đơn vị doanh nghiệp có thành tích trong việc thực hiện tổ chức các cuộc thi hàng năm thường xuyên tổ chức giữa các ngành các cấp về cuộc thi tìm hiểu về môi trường, lựa chọn ra được những đơn vị có “ý tưởng xanh” nhằm góp phần trong công cuộc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của người dân.

Kết luận chƣơng 3

1. Đã tổng kết được những nhận định, đánh giá chung về những quan điểm phát triển công nghệ “chất chữa cháy sạch” và từ đó rút ra được nhận định riêng của mình, để thấy rằng đất nước ta còn nghèo, công nghệ còn lạc hậu, để hội nhập với Quốc tế thì cần phải có một thời gian tiếp nhận, hội tụ đủ “vừa hồng vừa chuyên” thì mới có thể trở thành một quốc gia xanh sạch đẹp được.

2. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp để thay thế công nghệ các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường. Bởi lẽ Tầng ôzôn chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. Bảo vệ tầng ôzôn là trách nhiệm của cả loài người. Vì vậy, càng sớm tìm ra những giải pháp cấp bách để có thể góp phần bảo vệ tầng ôzôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. Luận văn đã nêu lên được một số giải pháp của Thế giới và ở Việt Nam về chọn lựa những chất thay thế giống và gần giống Halon.

3. Nội dung chính của chương đã đưa ra được một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ “chất chữa cháy sạch”. Để thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ chất chữa cháy sạch thì cần có một số giải pháp, trên các lĩnh vực:

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu “chất chữa cháy sạch”

Chính sách tài chính

Chính sách thuế

Chính sách khoa học và công nghệ

Chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng

Tuy nhiên đó là những giải pháp tình thế trước mắt, trong công tác phòng cháy chữa cháy luôn luôn cần có nhiều giải pháp về chính sách tốt hơn nữa.

KHUYẾN NGHỊ

Để thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và trong công tác phòng cháy chữa cháy nói riêng, sau một thời gian nghiên cứu tác giả Luận văn khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)