Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 85)

- Phải chủ động, sáng tạo, xây dựng mô hình chiến lược kinh doanh, chiến lược và lộ trình đổi mới công nghệ để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh toàn cầu.

- Bản thân mỗi doanh nghiệp phải đầu tư thoả đáng cho hoạt động R&D, tiếp thị và đào tạo nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập.

- Chủ động tiếp cận các nguồn thông tin KH&CN phục vụ cho quá trình ứng dụng công nghệ mới. Chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các hiệp hội doanh nghiệp để mở rộng thị trường ra quốc tế và nâng cao năng lực KH&CN, đảm bảo phát triển nhanh đổi mới công nghệ, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay./.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ việc phân tích một cách hệ thống những vấn đề chung có liên quan đến phá huỷ tầng ôzôn, việc sử dụng Halon trong công tác phòng cháy chữa cháy, luận văn đã nêu bật lên được những tác dụng đáng kể của chất chữa cháy Halon. Tuy nhiên, việc sử dụng Halon như con dao hai lưỡi. Một mặt chúng có khả năng dập tắt đám cháy rất tốt, công nghệ đơn giản và rẻ tiền, phù hợp với các nước có nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, mặt khác Halon lại có ảnh hưởng rất xấu đến tầng ôzôn. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang ứng dụng công nghệ này một cách hiệu quả trong công tác chữa cháy, tuy nhiên vì những ảnh hưởng của nó đến môi trường Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp ước với Quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn và hàng loạt những văn bản quy định của Nhà nước về việc tuân thủ hiệp ước Quốc tế này.

Vấn đề này đòi hỏi lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cần có những chuyển biến tích cực trong việc tìm kiếm, nghiên cứu những giải pháp công nghệ nhằm thay thế công nghệ cũ, lạc hậu tìm ra được các chất thay thế hoàn hảo về mọi mặt: An toàn cho con người, không ảnh hưởng đến môi trường, rẻ tiền và có ứng dụng tốt trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Để thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ “chất chữa cháy sạch” luận văn đã đưa ra được một số giải pháp sau:

Tăng cường nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực

KH&CN phòng cháy chữa cháy, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư đổi

mới công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm bảo vệ tầng ôzôn: Sử dụng chính

sách tài chính góp phần làm tạo điều kiện về nguồn tài chính cho các đơn vị và cá nhân ứng dụng thay thế công nghệ chất chữa cháy sạch.

Sử dụng công cụ thuế môi trường nhằm ứng dụng công nghệ "chất

chữa cháy sạch" : Sử dụng nguồn thu từ thuế đối với các chất có ảnh

hưởng đến môi trường nhằm tạo sự đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp và có nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước và nguồn đầu tư cho công nghệ mới.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về trong ứng dụng công nghệ "chất chữa

cháy sạch", đáp ứng yêu cầu bảo vệ tầng ôzôn trong hội nhập quốc tế: Nhà

nước cần có cơ chế đầu tư và phát triển mạnh mẽ công nghệ chất chữa cháy sạch nhằm đáp ứng được nhu cầu theo những quy định của Nhà nước, một mặt theo các ký kết hiệp ước Quốc tế.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ

"chất chữa cháy sạch": Nhà nước cần khuyến khích phát triển lĩnh vực khoa

học công nghệ về phòng cháy chữa cháy, nhằm tiến tới không chỉ ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại của Thế giới mà còn sản xuất ra những công nghệ mới, chất chữa cháy mới bảo vệ môi trường.

Kiểm soát nhập khẩu chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi trường:

Bộ Công an cần nghiên cứu thể chế hoá một số điều, khoản theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường; nhiều Bộ, ngành, địa phương đã và đang nghiên cứu ban hành các quy định, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong ngành Công an, lĩnh vực và trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng: Chính

sách này vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền và nhận thức đền mỗi người lãnh đạo, đền mỗi người dân bằng nhiều hình thức khác nhau thật phong phú và đa dạng góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ môi trường. Để thực hiện được các giải pháp nêu trên, luận văn đưa ra các khuyến nghị liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và đặc biệt là lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, người thay mặt nhà nước thực hiện công tác quản lý trong việc sử dụng các chất chữa cháy ảnh hưởng đến môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&CN: Báo cáo đề tài Nghiên cứu cơ chế, chính sách KH&CN

khuyến khích đổi mới CN đối với DNV&N có vốn Nhà nước. Hà Nội, 2002.

2. Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn và các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia.

3. Chương trình hành động bảo vệ môi trường của công an nhân dân giai đoạn 2006 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1869/2005/QĐ- BCA(E11), ngày 19/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an).

4. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Nghị định số 119/1999/NĐ- CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp

đầu tư vào hoạt động KH&CN. Hà Nội, 1999. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Nghị định số 81/2002/NĐ- CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN. Hà Nội, tháng 10/2002.

6. Đặng Duy Thịnh: Tài liệu bài giảng môn Chính sách khoa học và công nghệ, chương trình cao học chuyên ngành quản lý KH&CN tháng 5/2006. 7. Trần Ngọc Ca: Tài liệu bài giảng môn Quản lý công nghệ, chương trình cao học chuyên ngành quản lý KH&CN tháng 4/2007.

8. Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài: Giáo trình quản lý công nghệ, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2007.

9. Vò Cao §µm: Tài liệu bài giảng môn Lý thuyết hệ thống, chương trình cao

học chuyên ngành quản lý KH&CN tháng 4/2006.

10.Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, Hà Nội, 2005.

11.Vũ Cao Đàm: Quản lý học đại cương, NXB ĐH Quốc Gia HN, 1996. 12.Trần Ngọc Ca: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đôỉ mới công nghệ và nghiên cứu và triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam; Báo cáo đề tài cấp bộ. Hà Nội, 8/2000.

13. Phạm Văn Năng: Vấn đề đổi mới công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh

doanh nghiệp sản xuất. Tạp chí hoạt động khoa học số 4/2001.

14. Nguyễn Long Hưng : Ứng dụng công nghệ „chất chữa cháy sạch‟ nhằm

bảo vệ tầng ôzôn và những tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, Tạp chí Bảo

hộ Lao động, 10/2009.

15. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Luật Khoa học và công nghệ, NXB chính trị Quốc gia, 2000.

16. Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 14/4/2001 của Thủ tướng chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.

17. Thông tin ôzôn quý 1 năm 2005 đến năm 2009.

18. Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 286/TTg-KTTH, ngày 22 tháng 03 năm 2005 về quản lý xuất nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ôzôn và thiết bị làm lạnh dùng CFC.

19. Thông tư Liên tịch Bộ Thương mại và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

20. Pháp lệnh số 07/1998/PL-UBTVQH10 ngày 20 tháng 08 năm 1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

PHỤ LỤC 2

Ngày lấy TT

……/….2009

BẢNG THU THẬP THÔNG TIN Mã số……… THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HALON TRONG HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG Ở VIỆT NAM Tên doanh nghiệp:...

Địa chỉ liên hệ:...

Điện thoại:...Fax:... E-mail:...

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:... Nơi cấp:...

Mã số XNK:...

Nơi cấp:...

Đang sử dụng các công nghệ chất chữa cháy loại nào tại cơ sở, đơn vị mình theo bảng liệt kê dưới đây: 1. Tên chất:...

- Khối lượng (tính bằng kg)...

- Tên giao dịch (nếu có)... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà sản xuất:...

Nước sản xuất...

- Nhà xuất khẩu/nhập khẩu:...

- Tình hình thực hiện các giấy phép nhập khẩu chất này đã được cấp:...

+ Số giấy phép:...

+ Đã thực hiện:...

- Các thông tin khác (nếu có)...

2. Tên chất: (lặp lại như trên):...

...

...

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của chất chữa cháy đến môi trường, tác giả đề tài luận văn thạc sỹ quản lý KH&CN rất mong muốn nhận được sự chia sẻ của ông/bà về những thông tin liên quan đến những vấn đề nêu trên. Ông/bà chỉ cần khoanh

tròn hoặc tích X vào những phương án mình lựa chọn.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/bà! A. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên:... Địa chỉ liên hệ:... Điện thoại:...Fax:... E-mail:...

B. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT CHỮA CHÁY HALON VỚI MÔI TRƯỜNG B1. Ông/bà đánh giá mức huỷ hoại tầng ôzôn của các chất chữa cháy Halon?

1. Rất nghiêm trọng 2. Nghiêm trọng 3. Ít nghiêm trọng

4. Không nghiêm trọng 5. Không ô nhiễm

B2. Theo ông/bà nguyên nhân gây thủng tầng ôzôn thuộc lĩnh vực nào? Trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực làm lạnh Trong lĩnh vực chữa cháy

Trong lĩnh vực điều hoà không khí Trong lĩnh vực tẩy rửa

Khác :...

B3. Ông /bà đánh giá các chất Halon dùng trong chữa cháy ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hay không?

Rất có hại cho sức khoẻ Có hại cho sức khoẻ

Ảnh hưởng không đáng kể Không có hại gì

Không biết

B4. Thái độ của ông/bà với các doanh nghiệp hiện còn đang sử dụng công nghệ chất chữa cháy Halon ?

Thông cảm 2. Ủng hộ 3. Phản đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. VIỆC THAY THẾ CHẤT HALON SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CHẤT CHỮA CHÁY SẠCH NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

C1. Cần thay thế không?

Giữ nguyên vì hiệu quả chữa cháy Giữ vì rẻ tiền

Giữ lại để thay thế dần dần

Khác (ghi rõ) :...

C2. Ông bà đánh giá chung hiện nay về hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy trong bảo vệ môi trường?

Rất hiệu quả Hiệu quả

Hiệu quả không đáng kể

Không có hiệu quả gì Không ý kiến

C3.Theo ông/bà không có hiệu quả hoặc hiệu quả không đáng kể là do nguyên nhân nào? Chưa xử lý chặt chẽ đơn vị còn sử dụng chất chữa cháy Halon

Cán bộ cảnh sát phòng cháy chữa cháy quản lý địa bàn tại cơ sở không theo dõi và xử lý, thực hiện không triệt để thậm chí bao che.

Kinh phí đầu tư cho công nghệ chất chữa cháy sạch quá cao Khác (ghi rõ) :...

C4. Đơn vị bạn muốn được sự hỗ trợ gì để thay đổi công nghệ Halon để thay thế sang sử dụng công nghệ chất chữa cháy sạch bảo vệ môi trường?

Thuế Pháp luật

Tài chính Khoa học và công nghệ

Hỗ trợ nhập khẩu Tuyên truyền

Khác (ghi rõ) :...

C4. Theo ông bà thực hiện tốt các giải pháp sau đây sẽ tác động như thế nào đến việc thay thế sử dụng Halon chuyển sang sử dụng công nghệ chất chữa cháy sạch?

TIÊU CHÍ Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không có hiệu quả gì Không biết 1. Quản lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu

2. Xác nhận của cơ quan phòng cháy chữa cháy đối với dự án phòng cháy mới

3. Ưu đãi thuế O% đối với doanh nghiệp sử dụng chất chữa cháy sạch

4. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ chất chữa cháy sạch 5. Thường xuyên việc kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp còn sử dụng Halon

6 .Tuyên truyền các kiến thức về nguy hại tầng ôzôn do chất chữa cháy Halon gây ra.

C12. Những đề xuất, khuyến nghị của ông/bà để giải quyết mâu thuẫn/xung đột giữa các hộ và hạn chế ô nhiễm môi trường?

... ... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 85)