Lịch sử thâm nhập của Halon vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

8. Kết cấu của luận văn

2.1 Hiện trạng sử dụng Halon ở Việt Nam

2.1.1 Lịch sử thâm nhập của Halon vào Việt Nam

Halon (xuất phát từ tiếng anh: Halogenated hydrocarbon) là chất sử dụng hiệu quả trong chữa cháy nhưng lại gây phá hủy tầng ôzôn. Chất Halon được quy định tại phụ lục A của Nghị định thư Montreal về các chất gây phá hủy tầng ôzôn. Chất này có tiềm năng phá hủy tầng ôzôn tương ứng với các loại Halon 1301, 2042 và 1211 được thể hiện ở bảng 1 sau:

Bảng 1. Ký hiệu một số Halon

Công thức Tên hoá học Số ký hiệu Halon

CF2Cl2 Điflođiclometan Halon 122

CF3Br Triflobrommetan Halon 1301

CF2ClBr Đifloclobrommetan Halon 1211

C2F4Cl2 Tetraflođicloetan Halon 242

C2F4Br2 Tetraflođibrometan Halon 2402

Các dẫn suất Halogen của hidrocacbon có tác dụng làm suy giảm tầng ôzôn được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: phòng cháy chữa cháy, làm lạnh, dung môi tẩy rửa v.v…

Phụ lục các chất có khả năng làm suy giảm tầng ôzôn được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal và các biên bản bổ sung, sửa đổi London (1990), Copenhagen (1992), Viên (1995).

- Phụ lục A: + Nhóm I : (CFC ) và II (Halon)

Gồm: - Phụ lục B:

+ Nhóm 1: Toàn bộ CFC gốc Halon còn lại + Nhóm 2: Cacbontetraclorua

+ Nhóm 3: Metil Clorofoform

- Phụ lục C: + Nhóm 1: Hidro cloflocabon (HCFC) + Nhóm 2: Hidro bromflocacbon (HBFC)

Trên thế giới, Liên bang Nga là nước duy nhất sản xuất Halon 2402. Nước này đã đóng cửa tất cả các nhà máy sản xuất Halon 2402 của mình từ năm 2000 theo hiệp định ký với Quỹ đa phương về ôzôn của Nghị định thư Montreal. Như vậy, Halon 2402 của các nước nhập khẩu từ Nga, trong đó có Việt Nam, là hàng tồn kho hoặc tái chế và số lượng chỉ hạn chế với giá khá cao.

Halon 104 (CCl4) vào nước ta cũng rất lâu, do độc tính cao của sản phẩm nhiệt phân nên Halon 104 đã cấm sử dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, tuy vậy ở nước ta hiện nay vẫn tồn một số bình. Theo số liệu điều tra của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Bộ Công an thì vẫn còn một số doanh nghiệp đang sử dụng với số lượng 24 bình tại các cơ sở ở Bến Tre.

Halon 1211 của Trung Quốc cũng đã được đưa vào nước ta qua đường biên giới với số lượng là 50 bình chữa cháy cầm tay, loại 2 kg, vào năm 1995.

Qua việc quản lý nhập khẩu các phương tiện PCCC, Năm 1997, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an thành phố TP Hồ Chí Minh đã đề nghị Công ty Việt Long, số 9 đường Tân Sơn, phường 12, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh tái xuất 11 bình Halon.

Năm 2001, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu Khí, tầng 5, Tòa nhà PetroVietnam Tower, 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh đã nhập khẩu gần 4 tấn Halon 2402.

Năm 2005, Nhà máy sợi Long An cũng đã nhập về 27 bình Halon 1211 loại 4 kg và phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an Tỉnh Long An đang thu giữ để chờ xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)