8. Kết cấu của luận văn
3.3 Một số giải pháp về chính sách nhằm ứng dụng công nghệ “chất
3.3.1 Tăng cường nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho lĩnh
KH&CN phòng cháy chữa cháy, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm bảo vệ tầng ôzôn
14
Vũ Cao Đàm, Giáo trình Khoa học chính sách, NXB ĐH Quốc gia HN, 2008
Đối tượng thụ hưởng chính sách Chủ thể quyết định Ra quyết định Phản hồi (Stimulation) Vào (Reaction) Ra = Mục tiêu Môi trường
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ chế thị trường. Nhà nước đã coi trọng việc đầu tư cho KH&CN, coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực và nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các nội dung sau:
Trên cơ sở Nghị Quyết số 41/2004/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải phân định rõ các nội dung chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp môi trường. Trên cơ sở đó hình thành mục chi ngân sách nhà nước riêng cho các hoạt động sự nghiệp môi trường, xây dựng kế hoạch thực hiện việc bố trí không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho mục chi các hoạt động sự nghiệp môi trường và bảo đảm tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở Nghị định của số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ về “chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hoạt động khoa học và công nghệ”. Như vậy, các tổ chức và cá nhân, sớm xây dựng kế hoạch về các chương trình, dự án nghiên cứu công nghệ “chất chữa cháy sạch” để được hỗ trợ về cả mặt kinh phí và kỹ thuật.
Điều 54 Luật phòng cháy chữa cháy thì nguồn ngân sách đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy gồm nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2006 và Thông tư liên ti ̣ch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/04/2007 của Bộ Tài Chính và Bộ Công an nêu rõ, các Công ty kinh doanh bảo hiểm chuyển 5% tổng số kinh phí bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để phục vụ cho các hoạt động phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Theo số liệu của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì kết quả việc mua, bán bảo hiểm cháy, nổ đã tổng kết như sau:
- Tổng số cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ thuộc diện phải mua, bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trên toàn quốc là: 30.256 cơ sở.
- Tổng số cơ sở đã mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và tự nguyện từ tháng 7/2007 đến nay là: 12.712 cơ sở, chiếm 42% tổng số cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (12.712/30.256 cơ sở). Trong đó, tổng số cơ sở đã mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là: 4.748 cơ sở chiếm 15,7% (4.748/30.256 cơ sở). Tổng số cơ sở đã mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện là: 7.964 cơ sở chiếm 26,3% (7.964 /30.256 cơ sở).
- Tổng số phí mua bảo hiểm tài sản nói chung, trong đó có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là: 2.634,2 tỷ đồng. Trong đó, tổng số phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là: 180 tỷ đồng chiếm 6,83 % (180/2.634,2 tỷ đồng) và tổng số phí mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện là: 2.454,2 tỷ đồng chiếm 93,17% (2.454,2/2.634,2 tỷ đồng).
Tổng cộng số phí các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ phải trích nộp là 67,9 tỷ đồng.
Nhưng hiện tại, tổng cộng các doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm cháy nổ mới nộp chuyển được 4,57 tỷ đồng chiếm 50,77% số phí phải trích nộp theo các hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (4,57/9 tỷ đồng) và chỉ được 6,73 % số phí phải chuyển theo quy định (4,57/67,9 tỷ đồng).
Có thể thấy, trong công tác phòng cháy chữa cháy thì nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là rất lớn. Tuy nhiên, để việc sử dụng nguồn kinh phí đó tái đầu tư và đầu tư những công nghệ mới phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy thì cần phải:
- Bổ sung, nâng cao chế tài xử phạt đối với việc không thực hiện quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Điều 26 của Nghị định 123/2005/NĐ- CP ngày 05/10/2005).
- Đề xuất thực hiện
+ Đảm bảo tốt các điều kiện PCCC thì mua với mức phí thấp + Không đảm bảo tốt các điều kiện PCCC thì mua với mức phí cao hơn.
- Đề xuất sửa đổi Điều 2 của Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 theo hướng nâng cao biên độ điều chỉnh tăng giảm mức phí bảo hiểm từ 25% so với Biểu phí bảo hiểm thành 40%.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục về việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tập trung vào các đối tượng là những người đứng đầu cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
- Đề nghị Bộ Tài Chính tăng cường việc kiểm tra, giám sát, xử lý việc chấp hành các quy định thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC tăng cường việc kiểm tra, xử lý những trường hợp không thực hiện quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Yêu cầu Sở, phòng Cảnh sát PCCC công khai danh sách các cơ quan, tổ chức, cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc để bản thân các cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thấy được rõ trách nhiệm và cả doanh nghiệp bảo hiểm biết về đối tượng mình sẽ bán hàng. Định kỳ hàng năm, phải rà soát và gửi danh sách cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của địa phương mình về Cục Cảnh sát PCCC công khai danh sách này trên toàn quốc.
Khi lập dự án xây dựng cơ sở vật chất phải đảm bảo nguồn ngân sách cho các hạng mục công trình phòng cháy chữa cháy, khoản kinh phí đó dựa trên việc trang bị đầu tư các trang thiết bị công nghệ mới và khoản dự trù kinh phí đó phải được xác nhận của cơ quan cảnh sát có thầm quyền, tránh tình trạng khi dự án thực hiện xong rồi mới thiếu kinh phí để thực hiện và những dự án chỉ hình thành trên cơ sở chống chế theo những quy định của nhà nước.
Ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư các dự án chuyển giao công nghệ từ nước ngoài có trình độ công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trường.