.Những phƣơng pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 38 - 41)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.3 .Những phƣơng pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch

trị văn hóa truyền thống, góp phần chấn hƣng nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu đó đƣợc thể hiện trong các chính sách, trong các quy hoạch và trong các dự án đầu tƣ. Vì vậy, trong khi xem xét các dự án trên, Tổng cục Du lịch cần quan tâm đến chất văn hóa trong các sản phẩm, các dự án, phải không đƣợc xâm hại, phá vỡ các giá trị văn hóa truyền thống, phải có tác động tích cực đến việc bảo tồn di tích, di sản văn hóa.

Quan điểm của ngành du lịch là trong bảo tồn nên tuân thủ triệt để các quy định quốc tế và trong nƣớc, tránh tác động nhiều vào các di tích và cố gắng duy trì, bảo quản nguyên trạng di tích nhƣ khi phát hiện là tốt nhất. Đặc biệt ngày nay, khách du lịch quốc tế và ngay cả trong nƣớc có trình độ văn hóa cao nên thƣờng quan tâm nhiều hơn đến giá trị xác thực của di sản. Những di tích còn giữ đƣợc nhiều nét nguyên bản thƣờng có giá trị hấp dẫn nhiều hơn đối với du khách. Thực tế trên thế giới cũng có nhiều trƣờng hợp các di sản là những di tích đổ nát nhƣng vẫn hấp dẫn du khách, cho dù chủ sở hữu hoàn toàn có thể làm lại y nhƣ nguyên bản, nhƣ đền thờ Acropol ở Hy Lạp là một ví dụ, hoặc đấu trƣờng Coliseum ở Lã Mã cũng vậy.

1.2.3.Những phƣơng pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch du lịch

Du lịch văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong việc phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng di sản văn hóa. Đối với một quốc gia nhiều tiềm năng di sản nhƣ Việt Nam, sự nhận thức đúng về mối quan hệ giữa di sản văn hóa và hoạt động du lịch, sẽ tạo nên sự tƣơng tác tích cực giữa bảo tồn và phát triển, văn hóa và du lịch trong phát triển bền vững. Khai thác và phát huy di sản văn hóa phải đƣợc coi là nguồn tài nguyên tạo nền móng

cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với phát triển du lịch bền vững, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Di sản văn hóa dù là hình thức gì đi nữa cũng là niềm tự hào của ngƣời dân địa phƣơng, gắn liền với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. Vì thế, để bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản một cách tốt nhất cần phải có sự tham gia của cộng đồng trong kinh doanh du lịch và bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra, cần tăng cƣờng cho ngƣời dân địa phƣơng nhận thức về di sản văn hóa.

Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ trong kinh doanh du lịch và bảo tồn di sản là rất quan trọng, nó đƣợc thể hiện ở việc cƣ dân địa phƣơng đƣợc tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch nhƣ cung cấp các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, bán hàng lƣu niệm, các sản vật địa phƣơng cho du khách để thu lợi nhuận và đƣợc chia sẻ các quyền lợi khác từ hoạt động du lịch nhƣ việc đón khách tại các ngôi nhà cổ, công ty du lịch và ngƣời dân đều đƣợc lợi. Từ đó, cƣ dân địa phƣơng có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa và có trách nhiệm bảo tồn các di sản văn hóa hơn.

Muốn bảo tồn và phát huy đƣợc giá trị của các di sản một cách tốt nhất trƣớc hết phải tập trung vào việc nhận thức cộng đồng, phải để họ hiểu một cách sâu sắc giá trị của di sản mà mình đang nắm giữ và khả năng khai thác của di sản đó. Muốn nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo tồn di sản trƣớc hết cần thông qua các hoạt động tuyên truyền của địa phƣơng phối hợp với các tổ chức, đơn vị chức năng, sau đó là sự vận động của các cấp quản lý. Việc tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền mà cần phải có các chƣơng trình giáo dục nhận thức về di sản cụ thể. Con ngƣời đƣợc coi là trung tâm của quá trình phát triển. Và do đó, di sản văn hóa phải đƣợc gắn với con ngƣời và cộng đồng cƣ dân địa

phƣơng (với tƣ cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hành động.

Ngoài ra, cần phải quan tâm xây dựng nội dung giới thiệu giá trị các di sản, bảo vệ, tôn tạo di sản phải nhằm mục đích giới thiệu di sản đến với công chúng. Do vậy cần phải chuẩn bị tốt nội dung giới thiệu về di sản. Đây cũng là yêu cầu của phục vụ phát triển du lịch. Trong quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đến 2020 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã nêu rõ về vấn đề này. Trong phần định hƣớng cụ thể, mục 2.1.4 đã nêu rõ: “Ƣu tiên cho công tác tƣ liệu hóa qua việc xây dựng hồ sơ khoa học, phim, ảnh tƣ liệu hoặc hình thức ghi nhận sự kiện bằng bia, đài kỷ niệm”. Nội dung giới thiệu cho du khách không cần thiết phải thật sự chi tiết, nhƣng phải đầy đủ và chọn lọc, và cũng có thể sử dụng những hình thức giới thiệu đa dạng khác. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc chuẩn bị nội dung giới thiệu về giá trị của các di sản cho khách du lịch vẫn còn nhiều bất cập.

1.2.4.Vấn đề tổ chức quản lý du lịch góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch cần phải đƣợc quan tâm chỉ đạo để hoàn thiện, đổi mới từng bƣớc, vừa là để có những chính sách, chiến lƣợc đúng đắn cho phát triển du lịch văn hóa nhƣng lại vừa góp phần vào bảo tồn các giá trị văn hóa, các tài nguyên di sản văn hóa nhằm để khai thác các tài nguyên đó một cách lâu dài và bền vững, cụ thể:

- Đối với công tác quản lý du lịch cấp TW: Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Ngành trong điều kiện ngành du lịch sát nhập về với ngành văn hóa và Hà Tây sát nhập về Hà Nội. Cho đến nay bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch của Hà Nội đã ngày đƣợc kiện toàn và phát huy tốt vai trò tham mƣu Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về chiến lƣợc phát triển du

lịch Thủ đô; thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cùng với việc tăng cƣờng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động phát triển trong lĩnh vực du lịch trên toàn địa bàn.

Từ cuối năm 1999, Ban chỉ đạo phát triển du lịch của Hà Nội đƣợc thành lập và cho đến nay đã có 20 thành viên là cán bộ lãnh đạo đứng đầu các Sở, Ngành của Hà Nội tham gia. Nhờ đó đã thực hiện sự phối kết hợp có hiệu quả hơn trên cả 3 mặt: Quản lý, xúc tiến và tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

- Thực hiện nhiều biện pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các điểm du lịch, khu vực tập trung khách du lịch, bảo đảm môi trƣờng du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách.

- Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, hƣớng dẫn và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tƣ du lịch .

- Trong công tác quản lý kinh doanh du lịch việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhƣ tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc về du lịch; hợp nhất các doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh mới, hiệu quả hơn đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh đi đúng hƣớng và hiệu quả hơn.

- Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới.

Những đổi mới và hoàn thiện trong công tác quản lý góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)