1 .Lý do chọn đề tài
1.2.8 .Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa
2.1. Khái quát về phố cổ Hà Nội
2.1.2. Không gian phố cổ Hà Nội
Các giá trị văn hoá của khu Phố Cổ Hà Nội đƣợc nhận biết đồng thời qua các đặc trƣng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị, phƣơng thức tổ chức, đặc thù về hoạt động kinh tế xã hội và văn hoá của cộng đồng dân cƣ. Đặc trƣng văn hoá đô thị Hà Nội dễ dàng đƣợc cảm nhận trong cấu trúc chức năng và không gian “36 phố phƣờng”, thông qua các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử.
Đặc trƣng không gian nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề, phố chợ. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xƣa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm đƣợc buôn bán trở thành tên phố với chữ “ Hàng” đằng trƣớc, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ đƣợc sản phẩm truyền thống nhƣ phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc…… Ngoài ra, một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhƣng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, nhƣ phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…
Phố Hàng Mã ngày xƣa chuyên bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tƣợng giấy hình các quan, hình nhà cửa để đốt cúng cho ngƣời âm. Ngày nay, phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, Tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cƣới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm từ bọt xốp nhiều màu sắc.
Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xƣa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm
giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngƣợc chở các mặt hàng lâm sản nhƣ song, mây, tre, nứa…
Phố Hàng Bạc do ông Lƣu Xuân Tín đƣợc nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo ngƣời trong họ hàng và ngƣời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang- Hải Dƣơng) ra đây mở phƣờng đúc bạc thành lập trƣờng đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc ( chữ vải điều chỉ màu đỏ đƣợc đọc chệch thành chữ đào)
Phố Hàng Lƣợc nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lƣợc: lƣợc gỗ, lƣợc sừng và sau này là lƣợc nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuât, buôn bán chai lọ, phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rƣơi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ ve chai”, chuyên thu lƣợm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác) Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây… Phố Hàng Chĩnh (phố Hàng Vại, Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu của các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hƣơng Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tases (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trƣớc thuộc thôn Yên Phú có nghề gốc bán đồ đồng nhƣ mâm, nồi, đình, bát hƣơng, lọ hoa, hạc thờ…
Trải qua quá trình lịch sử, các thành tố đơn lẻ của phố cổ Hà Nội có bị thay đổi, các niên đại xây dựng không sớm, nhƣng không thể phủ nhận giá trị của khu phố cổ Hà Nội trong lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của
thủ đô. Khu phố cổ vẫn giữ đƣợc chức năng xã hội với vai trò là một trung tâm thƣơng mại, các tuyến phố, hệ thống chợ, các công trình di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngƣỡng, các nhà ở có giá trị kiến trúc, phƣơng thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt, các lễ hội truyền thống, nếp sống, thanh lịch của ngƣời Hà Nội hàng ngày diễn ra trong không gian khu phố cổ Hà Nội.