Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 48 - 51)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.8 .Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa

2.1. Khái quát về phố cổ Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hà Nội

Hà Nội là một trong những địa bàn tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa của cả nƣớc. Nơi đây cũng có rất nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Với những ƣu thế là Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, đối ngoại của đất nƣớc, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

Trong nguồn tiềm năng di sản của Hà Nội không thể không nhắc tới phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết, khí hậu, nguyên vật liệu xây dựng và cũng do các cuộc chiến tranh nên diện mạo khu vực này nhƣ hiện thấy cũng chỉ là có từ cuối thế kỷ XIX. Nhƣng theo các nguồn sử liệu khác nhau thì khu vực này đích thực là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi

mới thành lập, tức cũng đã có tới ngàn năm tuổi. Vì vậy, Phố cổ Hà Nội đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 2004.

Khi nghiên cứu về lịch sử thì khu Phố cổ Hà Nội có quá trình hình thành và phát triển cùng với khu Hoàng thành. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một trong số ít những đồng bằng cổ, nơi có dấu tích của con ngƣời từ rất sớm (1500 năm trƣớc công nguyên), nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa từ nhiều miền khác và trong khu vực.

Khu dân cƣ sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đƣợc hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông của Hoàng Thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu thời Lê, trong sách Dƣ địa chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phƣờng nghề tại đây. Dƣới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xƣơng thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xƣơng là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.

Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỷ 19 thì các sông hồ bị lấp nhƣng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.

Thời Lý – Trần, dân cƣ từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến thời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các phố Tàu.

Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ đầm hồ, khu phố đƣợc chỉnh trang, ngƣời Ấn, ngƣời Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ đƣợc giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, đƣờng ray xe điện Bờ Hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây.

Kinh đô Thăng Long xƣa gồm hai phần: Phần Hoàng thành và phần Kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, đây là khu vực nhà Vua trong triều đình làm việc, bên trong Hoàng thành còn có Cấm thành đƣợc xây cất và bảo vệ kiên cố, đó là nơi nhà Vua, Hoàng hậu và các cung tần, mỹ nữ ở. Kinh thành xƣa khu 36 phố phƣờng – khu Phố cổ ngày nay là khu vực nhân dân và quan lại ở.

* Khu Phố cổ Hà Nội thế kỷ XI - XIV: Thời Lý- Trần (XI - XIV) Thăng Long đƣợc chia làm hai phần: Hoàng Thành và Kinh Thành. Dƣới triều nhà Lý và Trần, khu vực này nằm trong vùng biên giới của đê Đại La và có chu vi hơn 30 km.

* Khu phố cổ Hà Nội thế kỷ XV – XVIII: Thế kỷ XV vùng kinh sƣ đặt thành phủ Trung Đô gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xƣơng chia làm 36 phƣờng, mỗi huyện 18 phƣờng. Quy hoạch của Thăng Long với 36 phố phƣờng bắt đầu từ đó. Khu phố gia tăng số lƣợng nhà làm bằng tranh, tre, nứa lá xuất hiện ngày càng nhiều các phố xá với nhiều cửa hàng, cửa hiệu. Sự hình thành các cộng đồng nghề nghiệp có cùng chung một làng quê chuyên nghề và chuyên mặt hàng đã ảnh hƣởng đến kiến trúc đô thị ở khu Phố cổ Hà Nội. Những ngôi nhà hẹp, dài (nhà hình ống) với hình thức kiến trúc và vật liệu xây dựng truyền thống Việt Nam, có các lớp sân trong vừa làm nơi ở, vừa là nơi sản xuất kinh doanh của gia đình.

* Khu Phố cổ Hà Nội thời Nguyễn và Pháp thuộc : Năm 1802, Nguyễn

Ánh chọn Huế làm Kinh đô, Hà Nội mất vai trò là trung tâm chính trị, mặc dù Hoàng thành bị lãng quên và xuống cấp, nhƣng khu vực Kinh thành – khu 36 phố phƣờng lại phát triển với hoạt động thƣơng mại sầm uất. Trong khu vực này, khi ngƣời Pháp chiếm xong Hà Nội đã cho mở rộng các con đƣờng cũ, mở thêm một vài phố mới trong khu Phố cổ và cho xây dựng xen các công

trình chịu ảnh hƣởng kiến trúc Pháp bên cạnh các công trình cũ. Giai đoạn này có thể nói bộ mặt kiến trúc đô thị của khu Phố cổ về cơ bản đã hoàn thiện.

* Khu Phố cổ Hà Nội từ 1954 – 1986 : Giai đoạn 1954 – 1975 đất nƣớc còn chiến tranh, Thủ đô bị tàn phá, Phố cổ cũng chƣa thay đổi diện mạo nhiều. Giai đoạn 1975 – 1986 hoà bình lập lại cả nƣớc tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, nhƣng đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, diện mạo Phố cổ cũng chƣa có nhiều thay đổi vẫn giữ đƣợc những hình ảnh vốn có.

* Khu Phố cổ Hà Nội từ 1986 tới nay: Với chủ trƣơng mở cửa thị trƣờng, sự phát triển nhanh của nền kinh tế các hoạt động thƣơng mại, du lịch, dịch vụ trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn nhiều so với các thời gian trƣớc đây, khu Phố cổ Hà Nội có sự biến đổi hết sức mạnh mẽ. Cùng với việc tạo điều kiện để ngƣời dân cải tạo, sửa chữa nhà ở đã làm thay đổi một phần bộ mặt kiến trúc khu Phố cổ.

Theo quyết định số 70 BXD/KT- QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu phố cổ Hà Nội có phạm vi đƣợc xác định:

Phía Bắc là phố Hàng Đậu Phía Tây là phố Phùng Hƣng

Phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng Phía Đông là đƣờng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

Khu phố cổ HN thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phƣờng: phƣờng Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Mặc dù các phổ cổ của Hà Nội còn nằm ở bên ngoài khu vực này, nhƣng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ đƣợc những đặc trƣng nên chỉ khu vực theo qui định trên đƣợc gìn giữ, bảo tồn là khu phố cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)