1 .Lý do chọn đề tài
1.2.8 .Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa
2.4. Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn phố cổ Hà Nội
2.4.1. Những tác động tích cực
Điều đầu tiên không thể phủ nhận đƣợc đó là sự phát triển của du lịch có tác động trực tiếp vào việc chấn hƣng và bảo tồn các di sản văn hóa. Vì để làm du lịch, để thỏa mãn nhu cầu du lịch của con ngƣời mà ngƣời ta phục hồi, tôn tạo lại các di tích. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại, vì du lịch tạo điều kiện đƣa di sản văn hóa đến với công chúng, đƣợc khẳng định giá trị bởi công chúng. Khi di sản đƣợc khẳng định giá trị, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch thì ngƣời ta sẽ đua nhau đến, đua nhau thực hiện nhu cầu du lịch. Để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long -Đông Đô- Hà Nội thành phố và các ban ngành liên quan đã tiến hành rất nhiều hoạt động để vinh danh, kỷ niệm mốc lịch sử quan trọng này của thủ đô Hà Nội, thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thủ đô. Qua sự kiện này, khách du lịch sẽ đƣợc biết đến nhiều hơn về những giá trị của thủ đô Hà Nội.
Điều thứ hai, ý thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của ngành kinh doanh du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu phố cổ, các cơ quan ban ngành chức năng đã có một số chính sách trong quản lý du lịch tại phố cổ, tạo
tiền đề cho việc khai thác các giá trị di sản, giúp cho các giá trị di sản đƣợc nhận diện, đƣợc biết đến bởi khách du lịch.
Để khai thác vào hoạt động du lịch, nhằm thu hút, hấp dẫn khách thì các di sản phi vật thể, các lễ hội phố cổ đã đƣợc khôi phục lại, những di sản có cơ hội quay trở lại với đời sống thực tại của ngƣời dân mà không phải tồn tại trong trí nhớ của con ngƣời về quá khứ. Các di sản đó là một phần linh thiêng trong văn hóa của ngƣời dân chốn đô thành một thời.
Đối với một số điểm di tích hiện đã đƣợc bảo tồn nhƣ nhà cổ Mã Mây, đình Đồng Lạc, đền Bạch Mã…, khi đƣa vào chƣơng trình du lịch thì nguồn ngân sách thu đƣợc trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng góp thêm một phần vào ngân sách bảo tồn, tôn tạo các công trình đó trong thời gian hiện nay và về sau.
2.4.2. Những tác động tiêu cực
Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong khu phố cổ, khu phố cũ tuy có nhiều cố gắng song chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Hiện tƣợng chèo kéo khách và xích lô chở khách chƣa đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng cũng nhƣ trong văn hóa ứng xử, tuy đã đƣợc các cấp, các ngành tăng cƣờng kiểm tra, xử lý song vẫn còn tồn tại, đây là một trong những điểm làm mất đi thiện cảm của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nƣớc ngoài. Từ đó góp phần làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của ngƣời dân bản địa, ngƣời dân Tràng An.
Đối với các khu phố nghề, tên phố là tên loại hàng đƣợc bán tại phố đó nhƣng do chạy theo thị hiếu của khách du lịch mà ngƣời ta không còn buôn bán các mặt hàng theo từng tên phố nữa, các hàng hóa đƣợc bày bán lung tung, phần nhiều là hàng xuất xứ Trung Quốc, rất hiếm gặp các loại hàng hóa
Hiện nay, sự kết hợp giữa kinh doanh du lịch và bảo tồn di sản là chƣa có nên đã có một số công ty lữ hành đƣa phố cổ vào tour của mình để khai thác nhƣng đối tƣợng kinh doanh thì cứ việc kinh doanh, còn di sản bị hỏng, bị xuống cấp thì đấy không phải là trách nhiệm của bên công ty. Thêm nữa ý thức bảo vệ di sản của hƣớng dẫn viên và việc tuyên truyền ý thức bảo vệ di sản cho khách du lịch là không có nên khi tiếp cận với di sản, họ đã góp phần vào việc tàn phá các di sản.
Công tác bảo tồn di sản là để bảo vệ bản sắc văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên, nhân sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đã tổ chức bảo tồn, tôn tạo lại một số di tích phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh Hà Nội, xúc tiến du lịch Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về Hà Nội. Nhƣng trong hoạt động bảo tồn lại không có nghiệp vụ bảo tồn nên đã làm hỏng, sai những giá trị của di tích, di sản nhƣ trƣờng hợp trùng tu ô Quan Chƣởng...
2.4.3. Những nhiệm vụ đặt ra cho việc phát triển du lịch gắn với
bảo tồn phố cổ Hà Nội
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về du lịch, bảo tồn di sản văn hóa, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan trong công tác quản lý, kiên quyết giải quyết, xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy định của pháp luật nhằm tạo môi trƣờng cạnh tranh, kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.
- Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch trong khu phố cổ từ đó nâng cao cả về sống lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, xây dựng các chƣơng trình du lịch mang tính đặc thù, mới lạ với du khách trong và ngoài nƣớc.
- Nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ thông tin trong công tác quản lý và phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa
- Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế chủ động đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng liên doanh, liên kết… chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tƣ nhân tiếp cận các nguồn vốn, mở rộng thị trƣờng, coi trọng việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh…
- Cần có chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn để tuyên truyền, quảng bá du lịch, tuyên truyền việc bảo tồn di sản văn hóa với quy mô lớn hơn, chất lƣợng, hiệu quả cao hơn.
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch...
- Tập trung và liên kết trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh khu phố cổ Hà Nội, tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ có sự kết nối giữa các di sản khu phố cổ với các khu vực di sản khác trong Thành phố (Hoàng Thành, các di tích lịch sử, các làng nghề xung quanh Hà Nội…) gắn việc bảo tồn khu phố cổ với việc phát triển Dịch vụ - Thƣơng mại - Du lịch trong khu phố cổ.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa Thủ đô, gắn liền với lịch sử văn hóa và truyền thống của mảnh đất Thăng Long địa linh nhân kiệt, ngàn năm văn hiến, quận có trên 180 di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến trong đó khu phố cổ Hà Nội là một di sản văn hóa đặc biệt có giá trị đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Đặc biệt với nhiều tuyến phố chuyên doanh buôn bán sầm uất, các tuyến phố văn minh thƣơng mại, tuyến phố ẩm thực, trung tâm thƣơng mại, Hoàn Kiếm thực sự là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nƣớc.Các di sản văn hóa phố cổ Hà Nội mang những nét đặc thù riêng biệt, đây đƣợc coi là một nguồn tài nguyên giá trị để phục vụ khai thác các hoạt động du lịch văn hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của thủ đô Hà Nôi. Việc bảo tồn các giá trị di sản góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời ngăn chặn các yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến giá trị văn hóa làm sáng tỏ các giá trị văn hóa lịch sử của khu phố cổ Hà Nội ở hiện tại và trong tƣơng lai.
Tuy nhiên, khi gắn kết hoạt động du lịch với bảo tồn, hoạt động du lịch cũng đã thể hiện những mặt tích cực trong việc hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa tại phố cổ Hà Nội. Trong đó quan trọng nhất là sự tác động vào nhận thức của ngƣời dân, giúp họ ý thức hơn về tầm quan trọng của việc lƣu giữ những giá trị văn hóa thuộc về chính bản thân họ. Du lịch chính là một hƣớng phát triển đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của địa phƣơng, chính vì lẽ đó, các di sản đƣợc đƣa vào phục vụ du lịch cũng đƣợc quan tâm bảo vệ hơn, đƣợc đầu tƣ, tôn tạo kỹ lƣỡng hơn. Ngoài ra, du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình “tiếp thị di sản” của thủ đô Hà Nội, giúp cho các di sản văn hóa ở nơi đây đƣợc biết đến nhiều hơn, có sự thu hút hơn.
CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GÓP PHẦN BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI