1 .Lý do chọn đề tài
1.1 .Những vấn đề lý luận về văn hóa và du lịch văn hóa
1.1.10 .Nhân lực trong du lịch văn hóa
Lao động là hoạt động có mục đích của con ngƣời. Lao động là “bản chất chân chính” của con ngƣời và lịch sử và nhƣ là sự tái tạo, khách thể hóa con
ngƣời bằng lao động. Theo C.Mác cho rằng “khi nói đến lao động thì ngƣời ta trực tiếp bàn đến bản thân con ngƣời”. Trong lĩnh vực du lịch, là lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ, vai trò của con ngƣời là rất quan trọng, không máy móc nào có thể thay thế đƣợc. Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau và mang tính chất khác nhau nhƣng bản chất của nó bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định, do các công ty hoặc doanh nghiệp kinh doanh du lịch đảm nhận. Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, nhân lực trong lĩnh vực du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau :
- Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch - Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch - Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.
Trong nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch có thể chia thành 4 nhóm nhỏ (hay 4 bộ phận) :
+ Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch + Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch
+ Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
+ Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch.
Nhân lực trong quản lý nhà nước về du lịch văn hóa:
Có các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ : Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thƣơng mại – Du lịch, Cục di sản, Cục xúc tiến thƣơng mại và du lịch, Ban quản lý.
Bộ phận lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch của quốc gia và của từng địa phƣơng, tham mƣu cho các cấp Đảng và chính quyền trong việc đề ra đƣờng lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả. Mặt khác, họ cũng đại diện cho Nhà nƣớc để hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng nhƣ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh đó.
Tùy theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc phân công, những ngƣời làm việc ở cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch có thể đảm trách các công việc khác nhau nhƣ : xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch ; tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch ; quản lý lữ hành, khách sạn ; thanh tra du lịch ; kế hoạch đầu tƣ du lịch...
Bộ phận này chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ nhân lực du lịch, song đây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có hiểu biết tƣơng đối toàn diện và có trình độ chuyên môn về du lịch. Những kiến thức, hiểu biết của họ là ở tầm vĩ mô thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc.
Nhân lực lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch, văn hóa :
Bao gồm những ngƣời làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo nhƣ : cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch và văn hóa nhƣ : Viện khoa học xã hội, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Viện văn hóa dân gian, Viện di tích và khảo cổ....
Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn sâu, đặc biệt là ở các trƣờng đại học và viện nghiên cứu, bao gồm đội ngũ các giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ, thạc sỹ...
Nhân lực lao động chức năng kinh doanh du lịch :
Nhóm lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch. Nhóm lao động quản lý chung trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đƣợc hiểu đó là những ngƣời đứng đầu (ngƣời lãnh đạo), là loại lao động trí óc đặc biệt, lao động tổng hợp
Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch : gồm lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tƣ và phát triển, lao động thuộc phòng tài chính –kế toán, lao động thuộc phòng vật tƣ thiết bị, lao động thuộc phòng quản lý nhân sự... Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.
Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch : đảm bảo điều kiện kinh doanh du lịch đƣợc hiểu đó là những ngƣời không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch.
Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch. Bao gồm những lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ khách du lịch nhƣ : hƣớng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, nghề bếp...
Xã hội càng phát triển, sự chuyên môn hóa công việc ngày càng lớn và cũng từ đó đòi hỏi ngƣời lao động phải có những kỹ năng chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này đem lại sự phát triển nhanh hơn cho một ngành cụ thể. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, với sự đòi hỏi của thị trƣờng, đặc biệt là nhu cầu du lịch của con ngƣời, càng cần đòi hỏi cao hơn nữa về kỹ năng của ngƣời lao động.