.Quản lý văn hóa trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 32 - 34)

1 .Lý do chọn đề tài

1.1.12 .Quản lý văn hóa trong du lịch

Trong xu thế đẩy mạnh sự phát triển vƣợt bậc của ngành du lịch, các di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) đều đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, đƣợc ngành du lịch chú ý khai thác. Vì thế, cần khẳng định rằng, hiệu quả to lớn mà du lịch đạt đƣợc trong nhiều năm qua không thể tách rời việc khai thác những giá trị đặc sắc và độc đáo của kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng. Để triển khai loại hình du lịch văn hóa một cách hiệu quả theo định hƣớng phát triển bền vững thì tổ chức, quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản trong kinh doanh du lịch văn hóa đƣợc coi là điều kiện rất quan trọng và cấp thiết.

Căn cứ vào Luật Du lịch quy định nội dung quản lý Nhà nƣớc về du lịch, có thể đƣa ra trách nhiệm vụ về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch, của các cấp chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ của chính các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa, song những hoạt động đó đều hƣớng tới du lịch văn hóa, di sản văn hóa, điểm đến văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa…

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa. - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế, xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa ở trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý du lịch văn hóa

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa.

Đối với chính quyền địa phương:

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa tại địa phƣơng; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa phƣơng và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa…

Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch:

Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy định của nhà nƣớc và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng, nhƣ quy

định về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, kinh doanh du lịch văn hóa, quy định về đóng góp cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa…

1.2.Những vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)