Nguồn lực và nhân lực du lịch tại phố cổ Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 66 - 68)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.8 .Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội

2.2.5. Nguồn lực và nhân lực du lịch tại phố cổ Hà Nội

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thủ đô trong những năm gần đây, lực lƣợng lao động trong ngành du lịch của phố cổ Hà Nội cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ ,tăng lên nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu phát triển của ngành du lịch thủ đô và xu thế hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực du lịch phố cổ Hà Nội.

Nguồn nhân lực du lịch bao gồm: Nguồn nhân lực trực tiếp lao động trong lĩnh vực du lịch và nguồn nhân lực gián tiếp.

Cơ quan quản lý cấp tỉnh/thành phố về du lịch của thành phố Hà Nội là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Tuy nhiên, đối với cấp quản lý này thì công việc của Sở chỉ dừng lại ở cấp vĩ mô, không có công tác theo dõi, đánh giá riêng biệt về du lịch phố cổ, bảo tồn di sản phố cổ.

Ban Quản lý phố cổ HN đƣợc thành lập góp phần lực lƣợng quản lý văn hóa trực tiếp tại phố cổ Hà Nội, hiện nay Ban có 25 cán bộ, viên chức. Độ tuổi trung bình là 34 tuổi. Trình độ đại học 19 ngƣời (76%), thạc sỹ 02 ngƣời (8%), 50% cán bộ sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp. Ban quản lý đƣợc chia ra thành các phòng thực hiện công việc chuyên trách về văn hóa, về dự án, về thông tin du lịch… nhƣng không quản lý kinh doanh du lịch.

Về nhân lực tại các điểm du lịch phố cổ Hà Nội thì trong những điểm đƣợc tiến hành trùng tu, bảo tồn và khai thác kinh doanh du lịch nhƣ nhà cổ Mã Mây, đình Đồng Lạc, đền Bạch Mã có bố trí nhân lực thuộc về Ban Quản lý phố cổ chịu trách nhiệm trông coi, có hƣớng dẫn viên hƣớng dẫn tại điểm. Tuy nhiên, lực lƣợng hƣớng dẫn viên tại điểm ở đây còn mỏng, không đồng đều về trình độ, khả năng ngoại ngữ chƣa tốt, một phần là trong cơ chế sử dụng lao động đối với lực lƣợng hƣớng dẫn viên tại đây thì Ban Quản lý

thƣờng ký kết hợp đồng ngắn hạn, ngoài ra, họ không đƣợc hƣởng những chế độ chính sách khác, tạo tâm lý không ổn định cho ngƣời lao động.

Từ thực tế nghiên cứu và những số liệu thống kê trên có thể nhận thấy các nét cơ bản về nguồn nhân lực du lịch phố cổ Hà Nội:

- Những năm gần đây do hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội đã có bƣớc phát triển. Thu nhập và điều kiện làm việc của ngƣời lao động đƣợc cải thiện đã góp phần thu hút một lực lƣợng lao động khá lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ lao động trẻ năng động, đƣợc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch. Đội ngũ lao động trẻ này, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của công việc và làm việc có hiệu quả, đồng thời có khả năng tiếp tục tự đào tạo để phát triển toàn diện, hòa nhập với tập thể và cộng đồng.

- Tuy nhiên xét về tổng thể, đội ngũ lao động trong ngành du lịch tại khu phố cổ Hà Nội còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển. Trình độ quản lý và khả năng liên kết giữa các cấp quản lý còn yếu. Lực lƣợng lao động trẻ đƣợc bổ sung và từng bƣớc trƣởng thành nhƣng chƣa cân dối giữa các lĩnh vực đƣợc đào tạo; kiến thức về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.

- Riêng về đội ngũ hƣớng dẫn viên còn hạn chế về ngoại ngữ trong giao tiếp với khách nƣớc ngoài; sự am hiểu về phong tục tập quán và những quy ƣớc về giao tiếp, ứng xử của hƣớng dẫn viên, thuyết trình viên còn yếu; khả năng nắm bắt tâm lý, sở thích của du khách vẫn chƣa tốt, nên chƣa thực sự làm hài lòng du khách.

- Thêm nữa, một lực lƣợng không nhỏ những ngƣời dân buôn bán với sự hạn chế về trình độ, kỹ năng, những thói quen không tốt trong buôn bán sẽ giao tiếp trực tiếp với khách du lịch cũng góp phần trong bức tranh tổng thể về nhân lực của phố cổ Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)