1 .Lý do chọn đề tài
1.2.8 .Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa
3.2. Những giải pháp cụ thể
3.2.4. Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội
Nội
Bên cạnh những giá trị di sản của một khu đô thị cổ, khác với Phố cổ Hội An, khu phổ cổ Hà Nội còn mang trong mình những nét đặc trƣng của cuộc sống hiện đại, thƣờng nhật của ngƣời dân Hà Nội. Vấn đề đặt ra với các nhà quản lý làm thế nào để dung hòa đƣợc việc bảo tồn đƣợc các giá trị di sản, khai thác di sản để phát triển du lịch với việc phát triển đời sống kinh tế và xã hội của ngƣời dân.
Việc khai thác du lịch trong khu phố cổ là vô cùng khó. Muốn phát triển đƣợc du lịch trong khu phố cổ, cần giải quyết những vấn đề đặt ra xung quanh mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. Ví dụ, chúng ta không thể vì mục đích bảo tồn di sản kiến trúc nhà cổ, giữ lại những giá trị cổ mà bắt ngƣời dân phải sống trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất hiện đại trong khi đời sống kinh tế của xã hội ngày càng đƣợc nâng cao. Hiện nay, theo quan điểm cá nhân tác giả, dự án giãn dân phố cổ về khu đô thị mới Việt Hƣng là một trong
những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Còn lại, đối với những cƣ dân còn sinh sống trong khu phố cổ, phải tạo dựng nếp sống của ngƣời dân trong đô thị cổ, bảo lƣu những giá trị di sản văn hóa của quá khứ. Ngoài ra, nên tạo dựng, sắp xếp, hỗ trợ cho những hộ dân sinh sống kinh doanh trong khu phố nghề, để ngƣời dân vẫn đủ điều kiện mƣu sinh trong cuộc sống hàng ngày, và ngƣợc lại chính cuộc sống lao động nghề nghiệp tại khu phố nghề của ngƣời dân lại có thể là tài nguyên khai thác trong du lịch, giới thiệu với khách du lịch. Không gian của phố nghề, khu phố buôn bán chính là không gian văn hóa đặc hữu của đô thị cổ Hà Nội, một trong những giá trị di sản cần phải bảo tồn phát huy mà nhờ có khai thác vào kinh doanh du lịch nên chúng ta có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, chỉ một dự án giãn dân, giải phóng mặt bằng thôi chƣa đủ, để giải quyết vấn đề về mối quan hệ trên, cần phải có một quy họach du lịch tổng thể cho phát triển du lịch phố cổ. Bản quy hoạch này yêu cầu sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều ban ngành chức năng, từ TW tới địa phƣơng để đạt hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, phát triển đồng đều về văn hóa, xã hội, kinh tế và du lịch. Bản quy hoạch tổng thể này phải đƣợc chia nhỏ thành những kế họach ngắn hạn và đƣợc thực hiện thông qua các dự án cụ thể.
Để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch tại phố cổ cần phải phục hồi lại và đa dạng hóa các họat động văn hóa, nghệ thuật tại các điểm nhằm thu hút khách tham quan.
Hiện nay, tại đình Đồng Lạc có tổ chức trƣng bày và giới thiệu về nghề lụa và thêu; tại đình Kim Ngân có triển lãm ảnh phố cổ Hà Nội, tại Nhà cổ 87 Mã mây có viết thƣ pháp và hát ca trù. Theo quan điểm cá nhân tác giả, cho rằng đây là những họat động rất hay, rất có ý nghĩa và là một trong những yếu tố để thu hút khách đến tham quan. Tuy nhiên, trên thực tế, ta thấy các hoạt
quảng bá, tuyên truyền. Chỉ khi du khách vào thăm quan tại Đình, Đền đó, họ mới biết tại đó đang có trƣng bày hay triển lãm. Bên cạnh đó, việc trƣng bày, triển lãm bản thân nó cũng có nhiều vấn đề cần bàn, đó là vấn đề thuộc Khoa học Bảo tàng. Khi thực hiện những phòng trƣng bày, những buổi triển lãm nhƣ vậy, chúng ta cần mời và xin ý kiến các chuyên gia bảo tàng về việc trƣng bày sản phẩm, bố trí không gian, ánh sáng, chú thích trên các tác phẩm đƣợc trƣng bày. Cần lƣu ý, để thu hút đƣợc khách quốc tế thì việc chú thích phải đƣợc thực hiện không chỉ bằng tiếng Việt mà còn phải bằng tiếng Anh, và nếu có thể là cả bằng tiếng Pháp nữa.