Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch góp phần bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 105 - 107)

1 .Lý do chọn đề tài

1.2.8 .Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa

3.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.5. Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch góp phần bảo tồn

bảo tồn phố cổ Hà Nội

- Đối với khu phố nghề, phố chợ:

Đầu tƣ phát triển có hệ thống các nghề trong phố nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm du lịch, hàng lƣu niệm mang đặc trƣng văn hóa nhƣ đồ mỹ nghệ, kim hoàn Hàng Bạc, gấm lụa Hàng Ngang, Hàng Đào, tranh Hàng Trống, tranh thêu mỹ nghệ …Theo nhƣ khảo sát thì hầu nhƣ các con phố có tên loại hàng buôn bán từ thời xƣa nhƣng hiện nay đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác do những biến động trong cuộc sống của ngƣời dân buôn bán tại đó, nên có sự hỗ trợ cho sự duy trì của các phố nghề và công việc mƣa sinh của con ngƣời đối với những nghề mà hiện nay đã không thể buôn bán đƣợc tại phố nghề.

Xây dựng riêng tour du lịch phố nghề và giới thiệu về nghề truyền thống tại phố cổ Hà Nội. Các công ty kinh doanh du lịch nên đƣa phố nghề vào chƣơng trình riêng của mình và mở rộng địa điểm tham quan cho khách với các phố nghề truyền thống. Khi đó, cũng là lúc khách du lịch thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình đối với các sản phẩm tại phố nghề truyền thống.

- Đối với một số điểm hiện đang bảo tồn và khai thác kinh doanh du lịch nhƣ:

Tại đình Đồng Lạc:

Ngoài việc mở cửa cho khách tham quan tại đây nên xây dựng một bảo tàng thu nhỏ của nghề lụa và thêu, nhằm giới thiệu thêm những đặc trƣng văn hóa Hà Nội.

Tại đình Kim Ngân:

Tiếp tục thực hiện các buổi triển lãm về các lọai hình nghệ thuật truyền thống nhƣ tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ mà chú trọng nhiều vào dòng tranh Hàng Trống, hiện đang mai một và có nguy cơ thất truyền của Hà Nội

Tại đây cũng nên tổ chức các lớp dạy và mời các nghệ nhân tham gia các lớp dạy làm một số nghề thủ công truyền thống nhƣ làm hoa lụa, làm tò he.

Ngoài ra, cũng nên triển khai các lớp dạy nấu ăn, các món đặc sản của Hà nội nhƣ nem cuốn, các món nộm… mà khách du lịch rất thích thƣởng thức khi đến Hà Nội. Thiết kế những tour du lịch ẩm thực và dạy nấu ăn. Nhƣ thế, ngoài việc đƣợc thƣởng thức các món ăn đặc sản ra, họ còn đƣợc biết và thực hành về cách chế biến các món ăn đó, điều này sẽ làm cho hoạt động của du khách tại phố cổ thú vị hơn, sẽ giũ chân họ ở lại phố cổ lâu hơn. Hiện nay, đã có nghệ nhân Ánh Tuyết đã triển khai rất tốt lĩnh vực này, nhƣng chỉ mới là một góp sức nhỏ trong tiềm năng lớn của phố cổ.

Nếu có thể, kết hợp cùng các công ty lữ hành để cho các công ty lữ hành thuê địa điểm để tổ chức Gala Dinner. Thiết kế tour và đƣa khách du lịch đến để tham gia, sẽ làm cho hoạt động của khách du lịch càng phong phú hơn khi đến với phố cổ.

- Tại đền Quan Đế:

Ngoài hoạt động thông thƣờng phục vụ khách du lịch nên kết hợp tổ chức các buổi giảng giải về thƣ pháp kết hợp với cho chữ, một sinh hoạt văn hóa dân gian của ngƣời Việt cổ, một nét đẹp trong truyền thống dân tộc.

Để các họat động này có thể đạt hiệu quả cao nhất về mặt quảng bá di sản cũng nhƣ hiệu quả kinh tế, chúng ta cần phải liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin cho họ, thậm chí phải liên kết với họ để cùng xây dựng kế họach, tổ chức và khai thác hoạt động. Thực tế hiện nay, doanh nghiệp không biết BQL có họat động gì, BQL cũng không biết các doanh nghiệp khai thác nhƣ thế nào về các điểm mình đã trùng tu và mở cửa phục vụ du lịch. Ngòai một số rất ít quan hệ cá nhân, doanh nghiệp và BQL không có mối liên hệ nào.

Từ trƣớc tác giả đã đề cập đến các tour du lịch mà Ban Quản lý phố cổ đã đề xuất trong các chƣơng trình, nhiệm vụ trƣớc đây nhƣng hiện nay vẫn chỉ là trên văn bản giấy tờ. Trong thời gian tới nên hiện thực hóa các đề án, kế hoạch đó nhƣ Tour du lịch kiến trúc, Tour khám phá làng nghề truyền thống, Tour du lịch ẩm thực… Việc hiện thực hóa này, theo quan điểm cá nhân tác giả, chỉ có thể thành công nếu chúng ta hợp tác với các công ty lữ hành. Chúng ta sẽ cung cấp thông tin, các chuyên gia, các kiến trúc sƣ, các nhà nghiên cứu của chúng ta sẽ cùng tham gia vào việc đào tạo hƣớng dẫn viên chuyên nghiệp cho các sản phẩm du lịch đặc biệt, dành riêng cho phố cổ của các doanh nghiệp lữ hành. Việc lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, có uy tín và đặc biệt là có tâm huyết với phố cổ là hết sức quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)