Khái niệm Động cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân tân việt (Trang 28 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm có liên quan đến đề tài

1.2.2. Khái niệm Động cơ

Trong tâm lý học, động cơ có mối liên hệ rất mật thiết với nhu cầu cũng nhƣ sự thỏa mãn. Chính vì thế rất nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu và lý giải về vấn đề động cơ. Khi bàn về vấn đề động cơ, mỗi trƣờng phái tâm lý lại có những lý giải khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên ta có thể chia thành 2 quan điểm lớn:

Quan điểm đồng nhất giữa cái kích thích với động cơ hoạt động

Quan điểm này phổ biến phần lớn ở các nhà Tâm lý học Âu - Mỹ. Họ cho rằng: Bất cứ cái gì kích thích ngƣời ta hành động thì đó là động cơ hoạt động. Tiêu biểu là các quan điểm của Phân tâm học và Tâm lý học Nhân Văn.

- Quan điểm của Phân tâm học

Freud cho rằng: Bản năng là cái kích thích con ngƣời hành động. Theo tác

giả, bản năng chính là cơ chế để chuyển hoá năng lƣợng vật lý thành năng lƣợng tâm lý, giúp cho bộ máy tâm thần của con ngƣời có thể vận hành. Vì vậy, bản năng nhƣ một bể chứa và điều khiển toàn bộ năng lƣợng tinh thần (điều khiển đời sống tâm lý) của con ngƣời. Do đó, bản năng chính là động cơ giúp con ngƣời hoạt động. Cũng theo tác giả, bản năng có nguồn gốc bẩm sinh di truyền, nó tồn tại sẵn có trong cơ thể sinh học con ngƣời, khi sinh ra đã có và nó đƣợc biểu hiện ra bên ngoài qua các giai đoạn phát triển khác nhau của sự phát triển về mặt cơ thể sinh

học. Và theo Freud, quá khứ 5 năm đầu đời có ảnh hƣởng rất to lớn (mang tính quyết định) đến hoạt động của cá nhân ấy sau này. Nhƣ vậy theo Freud, động cơ có nguồn gốc từ các yếu tố bẩm sinh di truyền và có bản chất sinh học.

Nếu quan niệm nhƣ trên thì cả con ngƣời và con vật đều có động cơ hoạt động. Quan điểm nhƣ vậy đã sinh vật hóa động cơ con ngƣời. Quan điểm đó thể hiện tính biện chứng chƣa cao, chƣa phản ánh đƣợc bản chất của động cơ con ngƣời.

- Quan điểm của Tâm lý học Nhân văn + Carl Rogers:

Carl Rogers đã đƣa ra khái niệm“khuynh hướng hiện thực hoá”. Ơng cho rằng: “khuynh hướng hiện thực hóa” chính là động cơ bản năng thúc đẩy con người

hoạt động nhằm hiện thực hóa, duy trì và củng cố cái tơi [17, tr 130]. Theo tác giả,

khuynh hƣớng hiện thực hoá đƣợc hiểu là: ngay từ khi sinh ra, con ngƣời ln có xu hƣớng làm cho ƣớc mơ của mình trở thành hiện thực trong thực tế. Khuynh hƣớng hiện thực hóa có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố di truyền sinh học. Vì nó là cái đã đƣợc mã hóa trong gen di truyền.

Mặt khác, tác giả cũng đã nhấn mạnh vai trò của ý thức và của kinh nghiệm cũng nhƣ hồn cảnh mơi trƣờng đối với đời sống tâm lý con ngƣời cũng nhƣ trong hoạt động của nó. Trong từng hồn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào sự nhận thức và sự tƣơng tác của chủ thể với mơi trƣờng sống mà cá nhân lựa chọn cho mình cách thức hành động sao cho phù hợp nhằm đạt đƣợc ƣớc mơ và nguyện vọng của mình.

Nhƣng theo Carl Rogers mà suy cho cùng thì: động cơ của con ngƣời là có nguồn gốc từ bản năng. Vì “khuynh hƣớng hiện thực hóa” mới là nguồn gốc tạo nên sức mạnh thúc đẩy con ngƣời hành động.

+ Abraham Maslow:

Maslow cho rằng: hệ thống nhu cầu chính là động lực thúc đẩy hành vi con ngƣời. Hành vi của con ngƣời bị dẫn dắt bởi một chuỗi các nhu cầu. Bắt nguồn từ những nhu cầu ấy mà động cơ đƣợc sinh ra. Nhu cầu sinh ra động cơ, và động cơ là

ý lực làm thỏa mãn nhu cầu. Một khi động cơ đã đƣợc hình thành rồi thì nó lại là ý lực làm thỏa mãn nhu cầu.

Theo tác giả, xuất phát từ việc những nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cần thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò nhƣ nguồn và định hƣớng của một mục tiêu cá nhân. Sau khi những nhu cầu bậc thấp đƣợc thỏa mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Nhu cầu đƣợc thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con ngƣời.

Tuy có xem xét đến vai trị của ý thức đối với việc lựa chọn phƣơng thức thỏa mãn nhu cầu, nhƣng theo Maslow, động cơ hoạt động của con ngƣời có nguồn gốc từ các yếu tố di truyền sinh học, có mầm mống trong gen và nó sẽ dần dần đƣợc bộc lộ cùng với quá trình phát triển của cơ thể sinh học của mỗi cá nhân.

Có thể nói: quan điểm động cơ xuất phát từ nhu cầu của Maslow là rất đúng đắn. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng cái kích thích con ngƣời có nguồn gốc bẩm sinh di truyền là chƣa thấy đƣợc tính biện chứng giữa các kích thích đến từ môi trƣờng xã hội và các kích thích sinh học tác động lên động cơ hoạt động của cá nhân.

+ Gordon Allport:

Allport đã tập trung vào nghiên cứu động cơ và cho rằng: Động cơ chỉ là những cái mà chúng ta mong muốn (tương lai) và cái mà chúng ta đang nỗ lực có được lúc này (hiện tại) [17, tr 123] (khơng có liên hệ gì đến q khứ nhƣ quan niệm

của Freud). Chỉ những mong muốn hiện tại của cá nhân và những ƣớc mơ tƣơng lai của ngƣời ấy mới tạo nên sức mạnh tinh thần thôi thúc con ngƣời ta vƣợt qua khó khăn thử thách trong hoạt động để đạt đƣợc mong muốn và ƣớc mơ của mình.

Allport đã nhấn mạnh đến sự quyết định của ý thức và tự ý thức đối với hành vi con ngƣời. Vì con ngƣời đƣợc tạo bởi hiện tại và tƣơng lai mà nó mong đợi nhiều hơn, chứ không phải là nạn nhân của quá khứ thời thơ ấu nhƣ quan điểm của Freud.

Allport còn cho rằng: tâm lý con ngƣời bị quy định bởi hai yếu tố: yếu tố sinh học và yếu tố môi trƣờng (bao gồm cả môi trƣờng xã hội), nhƣng ông lại nhấn mạnh đến yếu tố sinh học. Và theo sự lý giải của ơng thì hai yếu tố đó tác động đơn

tuyến. Ơng khơng cho rằng: có sự tác động biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố môi trƣờng trong sự phát triển tâm lý của cá nhân. Nếu quan niệm nhƣ vậy thì suy cho cùng, nguồn gốc động cơ là bắt nguồn từ các yếu tố sinh học mà thôi.

Chúng ta thấy: Mặc dù các nhà Tâm lý học Nhân văn đã có sự lý giải riêng của mình về động cơ, nhƣng có điểm chung là họ đều cho rằng: động cơ có nguồn gốc từ các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội. Nhƣng họ mới chỉ thấy sự tác động riêng rẽ, đơn tuyến giữa các kích thích sinh học và các kích thích đến từ mơi trƣờng xã hội mà chƣa thấy đƣợc sự tác động biện chứng giữa các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội. Và theo họ mà suy cho cùng thì các yếu tố sinh học vẫn là cái quyết định (là nguồn nguyên liệu thô) đến động cơ hoạt động của con ngƣời. Mặt khác, các tác giả đều đã xem xét vai trò của ý thức và tự ý thức trong hoạt động của mỗi cá nhân trƣớc hoàn cảnh cụ thể. Điều này cho thấy sự năng động và tính linh hoạt của ý thức con ngƣời.

Quan điểm khơng đồng nhất giữa cái kích thích với động cơ hoạt động: Quan điểm của Tâm lý học Hoạt động

Tâm lý học Hoạt động cho rằng: Động cơ là nhu cầu nào đó đã được chủ thể

ý thức rõ ràng về đối tượng thỏa mãn, tạo nên sức mạnh tinh thần thúc đẩy chủ thể hành động nhằm chiếm lĩnh đối tượng ấy để đáp ứng nhu cầu của bản thân [12, tr

179]

Các nhà Tâm lý học Hoạt động đã khơng đồng nhất cái kích thích là động cơ hoạt động. Trong quá trình sống và hoạt động của mình, có rất nhiều kích thích khác nhau khiến cá nhân hành động, nhƣng không phải bất kỳ kích thích nào cũng

là động cơ hoạt động. Chỉ những kích thích nào đƣợc chủ thể ý thức về nó, nhận

thức về nó, làm xuất hiện rõ trong đầu óc con ngƣời dƣới hình thức biểu tƣợng, thúc đẩy con ngƣời hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thì đó mới là động cơ của hoạt động. Nói cách khác, theo các nhà Tâm lý học Hoạt động thì: tiêu chí quan trọng nhất khi xem xét vấn đề động cơ chính là ý thức và tự ý thức của chủ thể.

Chính từ việc tiếp cận vấn đề nhƣ trên nên Lomop đã phát biểu rằng: “Động

cơ là sự phản ánh chủ quan đối tượng thỏa mãn nhu cầu” [17, tr 152]. Định nghĩa

này đã nêu lên bản chất khái quát của động cơ: động cơ là một phạm trù có ý thức của con ngƣời.

Các nhà Tâm lý học Hoạt động còn chỉ ra rằng: Động cơ hoạt động của con ngƣời có nguồn gốc từ hoạt động của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội. Nói nhƣ vậy khơng có nghĩa là phủ nhận vai trị của các yếu tố sinh học, mà cần đƣợc hiểu là: sự phát triển của các yếu tố sinh học ở mỗi cá nhân không thể tách bạch riêng rẽ với các yếu tố xã hội đƣợc. Hai yếu tố này đã hòa quyện vào nhau một cách rất nhuần nhuyễn. Các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển của động cơ. Các yếu tố sinh học ở con ngƣời phát triển theo quy luật của lịch sử - xã hội loài ngƣời. Các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia ấy sẽ quy định nội dung, tính chất của động cơ và sự phát triển của chúng. Vì thế, động cơ hoạt động của con ngƣời cũng có bản chất xã hội - lịch sử.

- Mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ

Để thấy đƣợc mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ, ta hãy xem xét quá trình hình thành động cơ. Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng: Q trình xuất hiện nhu cầu có hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Khi mới xuất hiện, nhu cầu chỉ là một trạng thái thiếu thốn về

một cái gì đó cịn chƣa đƣợc chủ thể xác định một cách cụ thể và rõ ràng. Leonchiev gọi đó là “trạng thái có tính chất nhu cầu”, chứ chƣa phải là một nhu cầu thực sự. Điều đó có nghĩa là: ở thời điểm đó, con ngƣời đã ý thức về trạng thái thiếu thốn một cái gì đó, một điều gì đó, nhƣng đối tƣợng của nhu cầu chƣa đƣợc chủ thể nhận thức rõ ràng.

+ Giai đoạn 2: Nhu cầu đích thực: Chủ thể tiến hành các thao tác tƣ duy

phân tích tổng hợp, tƣởng tƣợng…Và khi đã hình dung ra trong hồn cảnh cụ thể lúc đó, chỉ có cái này là thỏa mãn đƣợc. Tức là chủ thể ý thức đƣợc đầy đủ về đối tƣợng thỏa mãn nhu cầu, chủ thể khao khát chiếm lĩnh đƣợc đối tƣợng ấy để thỏa mãn nhu cầu. Khi ấy, nhu cầu trở thành sức mạnh tinh thần, thúc đẩy chủ thể hoạt

động. Và khi nhu cầu đã trở thành sức mạnh tinh thần thôi thúc chủ thể hành động thì cũng là lúc động cơ hoạt động xuất hiện.

Nhƣ vậy chúng ta thấy: Động cơ có nguồn gốc từ nhu cầu. Quá trình xuất hiện động cơ gắn liền với quá trình phát triển của nhu cầu. Do đó, khi chúng ta

xem xét hai khái niệm động cơ và nhu cầu một cách riêng biệt thì thực ra cũng chỉ mang tính tƣơng đối. Vì trong Tâm lý học, hai hiện tƣợng tâm lý: nhu cầu và động cơ có mối liên quan chặt chẽ đến nhau, đan xen vào nhau đến mức rất khó tách rời.

Các nhà Tâm lý học Hoạt động đã lý giải một cách biện chứng về bản chất xã hội- lịch sử của nhu cầu cũng nhƣ động cơ hoạt động, đồng thời các tác giả cũng đã có sự lý giải khách quan về nguồn gốc cũng nhƣ sự hình thành và phát triển của động cơ hoạt động ở con ngƣời. Điều này giúp chúng tơi có cái nhìn đa dạng hơn và sâu sắc hơn về bản chất cũng nhƣ nguồn gốc của động cơ và nhu cầu. Trên cơ sở đó tiếp cận với vấn đề nghiên cứu của mình một cách khách quan hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân tân việt (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)