Khái niệm Công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân tân việt (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm có liên quan đến đề tài

1.2.5. Khái niệm Công việc

- Điều 13 trong Bộ luật Lao động của nƣớc ta quy định: mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là “ Việc làm”

[3, tr 14]

- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên (1998) thì:

+ “Công việc: là việc phải làm” [33, tr 460]

+ “Nghề nghiệp: là thành thạo trong một cơng việc nào đó” [33, tr 1192]

Nhƣ vậy chúng ta thấy giữa “Công việc” và “Việc làm” mặc dù có sự phân biệt nhƣng rất gần gũi về ý nghĩa. Vì hai thuật ngữ trên đều nhằm chỉ một hoạt động cơ bản của con ngƣời đó là hoạt động lao động. Và với cách hiểu thuật ngữ “Nghề

nghiệp” nhƣ trên, ta có thể thấy rằng: “Cơng việc” có thể khơng phải là một nghề,

nhƣng cũng có khi đƣợc hiểu là một nghề nghiệp. Khi một cá nhân nào đó rất thành thạo trong cơng việc (có những kỹ năng và kỹ xảo khi làm việc) thì “Cơng việc” ấy đƣợc coi nhƣ là nghề nghiệp của cá nhân.

Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm “Công việc” của ngƣời lao

động đƣợc hiểu là một nghề nghiệp.

- Theo cách hiểu từ phƣơng diện Tâm lý học: Công việc của ngƣời lao động có bản chất là một hoạt động, đó là Hoạt động Lao động. Đây là một hoạt động cơ bản của con ngƣời. Cũng nhƣ cấu trúc của một hoạt động thông thƣờng, hoạt động lao động cũng đƣợc thúc đẩy bởi động cơ và nhằm đáp ứng những nhu cầu nào đó. Động cơ của hoạt động lao động đó là tồn bộ những kích thích thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động lao động, đƣợc chủ thể ý thức một cách tƣơng đối đầy đủ về nó. Điều này đƣợc biểu hiện thông qua việc chủ thể xác định cho mình những mục đích cụ thể: mình cần làm ra sản phẩm gì và nhằm mục đích gì. Và trên cơ sở những mục đích ấy, chủ thể huy động tri thức kinh nghiệm cùng với sức lực của mình, và thơng qua những cơng cụ lao động đặc thù của từng nghề nghiệp, ngƣời lao động tác động vào hiện thực khách quan nhằm tạo ra sản phẩm cụ thể nào đó để đáp ứng nhu cầu của bản thân và của xã hội.

Một số đặc điểm cơ bản của nghề cơ khí:

Xã hội càng phát triển thì sự phân hóa lao động ngày càng cao. Sự phân hóa đó đã phân biệt ra các ngành nghề khác nhau. Cơ khí là một trong những ngành nghề xuất hiện tƣơng đối sớm. Trải qua q trình phát triển, cơ khí lại đƣợc chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ. Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu ở đây liên quan trực tiếp

đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy. Vì vậy, một số đặc điểm nổi bật của cơng việc này đó là:

+ Là cơng việc địi hỏi nhiều sức lực

Cơ khí là cơng việc liên quan đến việc tác động lực vào các nguyên vật liệu có độ bền cao nhƣ các kim loại sắt, thép, đồng, nhơm... Do đó, cần tác động những lực khá lớn vào các nguyên vật liệu trên để tạo ra những chi tiết của sản phẩm cụ thể. Mặc dù đã có sự ứng dụng khoa học cơng nghệ rất nhiều vào lĩnh vực cơ khí, nhƣng dẫu sao đây vẫn là cơng việc địi hỏi khá nhiều sức lực của ngƣời lao động. Đặc biệt là ở nƣớc ta, việc đầu tƣ trang thiết bị hiện đại tại các doanh nghiệp cơ khí nhiều khi cịn gặp khó khăn. Do đó, ngƣời lao động có thể sẽ phải cầm cờ-lê hoặc mỏ-lết để siết rất nhiều bu-lông hay đai ốc; cầm búa để nắn thẳng hoặc uốn cong các chi tiết; hay chỉ đơn giản là di chuyển các bộ phận máy móc có trọng lƣợng lớn đến vị trí phù hợp để lắp ráp…Vì vậy, để làm tốt cơng việc này thì u cầu đầu tiên đối với ngƣời lao động là phải có sức khỏe. Ngƣời lao động cần có sức khỏe tốt thì họ mới có thể hồn thành cơng việc hằng ngày của mình.

Từ đây, vấn đề đặt ra cho ngƣời quản lý – lãnh đạo là cần tổ chức quá trình lao động sao cho hợp lý để có thể giúp ngƣời lao động duy trì đƣợc sức khỏe thể chất và tinh thần, qua đó góp phần nâng cao sự thỏa mãn cho ngƣời lao động và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

+ Là cơng việc u cầu độ chính xác cao

Cơ khí là nghề mà các sản phẩm của nó cần có độ chính xác cao. Đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, kích thƣớc của các chi tiết máy cần phải có sự đảm bảo chính xác các tiêu chí về mặt kỹ thuật. Nếu khơng có sự chính xác thì chất lƣợng sản phẩm bị giảm sút nghiêm trọng và có thể gây ra tai nạn cho ngƣời sử dụng sản phẩm cơ khí ấy.

Để đảm bảo đƣợc yêu cầu này thì địi hỏi ngƣời lao động trong lĩnh vực cơ khí phải có tay nghề vững vàng. Đó khơng chỉ là những tri thức khoa học tự nhiên,

mà quan trọng hơn đó là những kỹ năng chuyên biệt. Thực chất đó là những kỹ năng cụ thể của ngƣời lao động trong việc sử dụng từng loại công cụ phƣơng tiện trong lĩnh vực cơ khí, ví dụ nhƣ: kỹ năng sử dụng máy tiện, kỹ năng sử dụng máy hàn, kỹ năng sử dụng máy cắt, máy phay, máy đột…Để có đƣợc những kỹ năng này, ngƣời lao động cần phải đƣợc đào tạo một cách có hệ thống. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chun mơn tay nghề cho ngƣời lao động cơ khí là việc cần làm một cách có hệ thống và liên tục sao cho phù hợp với các cơng cụ máy móc ngày càng hiện đại.

Điều này đã đặt ra yêu cầu cho ngƣời quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp là cần tạo ra các điều điều kiện làm việc phù hợp cho ngƣời lao động để giúp họ đảm bảo đƣợc sản phẩm theo yêu cầu, tăng năng suất lao động, từ đó có thu nhập tốt và nâng cao mức độ thỏa mãn lao động.

+ Là công việc ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Công việc cơ khí dùng đến cơng cụ phƣơng tiện là máy móc, điện năng, nhiệt năng và hóa chất nhiều. Nhiều máy móc trong q trình hoạt động có thể gây ra sự nguy hiểm cho ngƣời lao động. Mặt khác, máy móc và nguồn nguyên liệu là các kim loại nặng, có khả năng dẫn điện dẫn nhiệt tốt, lại có hình dáng sắc nhọn. Chỉ một sai lầm nhỏ hoặc một sơ xuất nhỏ có thể sẽ dẫn tới một tai nạn lao động ngay lập tức. Đã có khơng ít tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực lao động sản xuất cơ khí để lại hậu quả rất đáng tiếc nhƣ: cụt tay, cụt chân, mù mắt, bỏng ngồi da, điện giật…

Vì vậy, ngƣời lao động trong ngành cơ khí cần có tính kỷ luật cao, sự cẩn thận và linh hoạt trong q trình làm việc. Nói cách khác, vấn đề an tồn trong lao động sản xuất cơ khí là vấn đề phải luôn luôn đƣợc quan tâm chú ý. Điều đó có nghĩa là: việc rèn luyện và nâng cao tính kỷ luật cho ngƣời lao động trong lĩnh vực cơ khí là việc cần đƣợc làm thƣờng xuyên. Mặt khác, cần tạo ra môi trƣờng làm việc an tồn trong q trình lao động. Đó là việc bố trí sắp xếp các máy móc, cơng cụ lao động, nguồn điện và nguồn nguyên vật liệu sản xuất sao cho hợp lý đảm bảo an tồn lao động.

Do đó, ngƣời quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp cần thƣờng xuyên quan tâm đến việc tạo ra một mơi trƣờng làm việc an tồn, thuận tiện và vệ sinh cho ngƣời lao động (điều này càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp tƣ nhân). Vì đây là một trong những cách thức quan trọng để nâng cao sự thỏa mãn với công việc cho ngƣời lao động.

+ Là công việc nhiều khi có tính đơn điệu

Sự sáng tạo là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công. Sự sáng tạo càng có vai trị quan trọng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy. Ngƣời làm việc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy phải có kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, để trên cơ sở đó sáng tạo ra máy móc mới. Nhƣng do sự phân hóa lao động một cách sâu sắc trong cơng việc nên đã có những ngƣời chuyên nghiên cứu sáng tạo ra máy móc mới, bộ phận này thƣờng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số ngƣời lao động. Chính vì thế, đa số ngƣời lao động trong các xí nghiệp cơ khí chế tạo máy là làm theo nhiệm vụ đã đƣợc phân công. Họ có thể chỉ làm một thao tác nào đó trong cả một chuỗi dài các cơng đoạn sản xuất ra một sản phẩm cơ khí. Do đó, thao tác lao động của ngƣời lao động cơ khí lặp đi lặp lại, tạo nên sự đơn điệu và có thể sẽ làm cho ngƣời lao động nhàm chán với công việc.

Vì vậy ngƣời quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp cần lƣu ý đến vấn đề hạn chế sự nhàm chán và mệt mỏi của ngƣời lao động cơ khí trong q trình lao động của họ. Tức là cần có những cách thức để xây dựng mơi trƣờng làm việc tích cực cho ngƣời lao động (môi trƣờng vật chất và môi trƣờng xã hội) đối với loại hình lao động này nhằm giúp ngƣời lao động trong q trình làm việc khơng cảm thấy đây là công việc khô khan, đơn điệu, nhàm chán…Nếu ngƣời quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp làm đƣợc điều này thì sẽ giúp ngƣời lao động thỏa mãn hơn với công việc của bản thân và cũng là góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời lao động, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân tân việt (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)