Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.4. Đánh giá chung về thực trạng sự thỏa mãn với công việc của người lao
động tại doanh nghiệp tư nhân Tân Việt
Ở phần trên, chúng tơi đã trình bày thực trạng sự thỏa mãn với cơng việc của ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt qua từng yếu tố biểu hiện cụ thể qua sự tự đánh giá của ngƣời lao động. Chúng ta thấy rằng đối với từng yếu tố biểu hiện ấy thì mức độ của sự thỏa mãn lại khác nhau.
Chúng tơi cịn tìm hiểu sự đánh giá của ngƣời quản lý-lãnh đạo về thực trạng
sự thỏa mãn với công việc của ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt.
Chúng tôi thấy sự đánh giá này có sự khác nhau so với sự tự đánh giá từ phía bản thân ngƣời lao động. Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này thơng qua bảng sau:
Bảng 3.6: Sự nhất trí giữa người lao động và người quản lý-lãnh đạo
trong đánh giá thực trạng sự thỏa mãn với công việc của người lao động.
stt Các yếu tố Người lao động tự đánh giá Người quản lý-lãnh đạo đánh giá ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 - Sự thỏa mãn với môi trƣờng
vật chất 1,97 8 2,39 2
2 - Sự thỏa mãn với ngƣời quản
lý - lãnh đạo 1,80 9 2,29 5
3 - Sự thỏa mãn với ngƣời đồng
nghiệp 2,03 6 2,23 7
4 - Sự thỏa mãn với thời gian
làm việc 2,10 2 2,43 1
5 - Sự thỏa mãn với nội dung
công việc 2,07 4 2,26 6
6 - Sự thỏa mãn với yêu cầu mà
tính chất cơng việc địi hỏi 2,09 3 2,31 4 7 - Sự thỏa mãn với Sản phẩm
làm ra 2,39 1 2,34 3
8 - Sự thỏa mãn với chế độ chính
sách 2,01 7 2,03 9
9 - Sự thỏa mãn với cơ hội đƣợc khẳng định và thăng tiến bản thân
2,04 5 2,15 8
Từ bảng số trên chúng ta thấy: khi đánh giá về thực trạng sự thỏa mãn với công việc của ngƣời lao động thì ngƣời quản lý-lãnh đạo doanh nghiệp có xu hƣớng đánh giá cao hơn so với sự tự đánh giá của ngƣời lao động. Và thứ bậc thực trạng sự thỏa mãn với các yếu tố cơ bản này là khác nhau.
Chúng tơi cịn tính đƣợc hệ số tƣơng quan Spearman (rs) giữa sự đánh giá của ngƣời quản lý-lãnh đạo và sự tự đánh giá của ngƣời lao động là rs = 0,37 và
mức tƣơng quan có ý nghĩa là P < 0,05. Điều này cho chúng tơi có thể kết luận rằng: giữa ngƣời lao động và ngƣời quản lý - lãnh đạo khơng có sự nhất trí trong đánh giá thực trạng thỏa mãn với công việc của ngƣời lao động.
Và nhƣ chúng tôi đã khẳng định ở trên: Sự thỏa mãn là hiện tƣợng tâm lý phản ánh một cách chủ quan mối quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng của nhu cầu, nó gắn liền với sự ý thức và tự ý thức của mỗi cá nhân. (sự thỏa mãn mang tính chủ thể). Vì vậy, sự thỏa mãn với công việc của ngƣời lao động phụ thuộc vào sự đánh giá của ngƣời lao động nhiều hơn. Do đó chúng tơi có thể khẳng định rằng: tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt thì sự tự đánh giá của ngƣời lao động phản ánh đúng thực trạng sự thỏa mãn của họ đối với công việc hơn (so với sự đánh giá của ngƣời quản lý- lãnh đạo).
Để có thể thấy một cách tổng quát về thực trạng sự thỏa mãn với công việc của ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt, xin xem bảng dƣới đây:
Bảng 3.7: Kết quả thực trạng thỏa mãn với công việc của người lao động
tại doanh nghiệp tư nhân Tân Việt (N = 129)
Mức độ thỏa mãn Số lượng Tỉ lệ %
Mức độ 1 (thấp) 19/129 14,7% Mức độ 2 (trung bình) 87/129 67,4% Mức độ 3 (cao) 23/129 17,9%
Tổng 129/129 100%
Nhìn bảng trên chúng ta thấy tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt thì đa số ngƣời lao động thỏa mãn với công việc ở mức trung bình (67,4%). Mặt khác, sự thỏa mãn với cơng việc của ngƣời lao động có ĐTB là 1,97, độ lệch chuẩn là 0,068 và tỉ lệ các mức độ cụ thể nhƣ trên cho phép chúng tơi có thể kết luận rằng: thực trạng sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân Tân Việt chủ yếu ở mức trung bình.