Sự thoả mãn của người lao động với kết quả làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân tân việt (Trang 82 - 87)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sự thoả mãn với công việc của ngƣời lao động tại doanh

3.1.3. Sự thoả mãn của người lao động với kết quả làm việc

Sự thoả mãn với số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra:

Công việc chế tạo máy đập lúa liên hoàn tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Và mỗi ngƣời lao động đã đƣợc phân cơng nhiệm vụ cụ thể nào đó. Vì vậy, sản phẩm ngƣời lao động làm ra ở đây đƣợc hiểu là nhiệm vụ của ngƣời lao động đƣợc ban quản lý-lãnh đạo phân công cho họ mà họ đã hồn thành.

Chúng tơi đã tiến hành khảo sát và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: đối với sản phẩm mà bản thân ngƣời lao động làm ra tại doanh nghiệp này, có 48,1% số ngƣời lao động thấy rằng thỏa mãn; 42,6% nhận thấy nhìn chung thỏa mãn; (9,3%) nhận thấy chưa thỏa mãn. Điều này cũng dễ lý giải vì ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp này đƣợc hƣởng lƣơng tính theo ngày cơng chứ khơng phải là số lƣợng sản phâm mà mình đạt đƣợc. Còn chất lƣợng sản phẩm thì đã có bộ phận khác chịu trách nhiệm. Vì vậy họ khơng cần quan tâm đến số lƣợng mình làm ra bao nhiêu sản phẩm một tháng, mà điều quan trọng hơn: họ chỉ cần tập trung hồn thành cơng việc của mình sao cho đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Sự thoả mãn với các chế độ chính sách cơ bản đối với người lao động:

Chế độ chính sách của một tổ chức doanh nghiệp có một vai trị quan trọng trong việc thu hút ngƣời lao động và đồn thời nó cũng là yếu tố có ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn đối với công việc của ngƣời lao động. Đối với doanh nghiệp tƣ nhân thì điều này càng thể hiện rõ. Tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt, chế độ chính sách của doanh nghiệp đã quy định những gì mà ngƣời lao động trực tiếp đƣợc hƣởng trên cơ sở kết quả quá trình làm việc của họ. Vì vậy có thể nói: sự thỏa mãn của ngƣời lao động với kết quả làm việc thể hiện tập trung chủ yếu ở mức độ thỏa mãn của ngƣời lao động đối với các chính sách cơ bản của doanh nghiệp.

Chúng tôi đã khảo sát thực trạng sự thỏa mãn với chế độ chính sách cơ bản dành cho ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5: Thực trạng sự thỏa mãn của ngƣời lao động với các chính sách

cơ bản của doanh nghiệp

Stt Các vấn đề

Mẫu khách thể nghiên cứu

(N=129; đơn vị: %) Điểm trung Bình (ĐTB) Thỏa mãn Nhìn chung thỏa mãn Chƣa thỏa mãn 1 15a. Chính sách quy định mức

lƣơng của doanh nghiệp 10,1 30,2 59,7 1,50

2 15b. Chế độ chính sách đối với

ngƣời lao động làm thêm giờ 20,9 46,5 32,6 1,88

3 15c. Chính sách chăm sóc sức khỏe y tế cho ngƣời lao động 20,2 35,7 44,2 1,76

4 15d. Chính sách khen thƣởng ngƣời

lao động 23,3 39,5 37,2 1,86

5 15e. Quà tặng, tiền thƣởng nhân dịp các ngày Lễ, ngày Tết 17,8 38,8 43,4 1,74

Điểm trung bình chung 1,75

Chúng ta có thể thấy rõ hơn thực trạng sự thỏa mãn của ngƣời lao động với các chính sách cơ bản doanh nghiệp này qua biểu đồ sau:

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 15a 15b 15c 15d 15e Thỏa mãn Nhìn chung thỏa mãn Chưa thỏa mãn

Biểu đồ 3.7: Sự thỏa mãn của người lao động với các chính sách cơ bản

Nhìn từ biểu đồ trên chúng ta thấy: tỉ lệ ngƣời lao động thỏa mãn với chế độ chính sách cơ bản của doanh nghiệp chƣa nhiều. Cịn một số lƣợng lớn ngƣời lao động chưa thỏa mãn với các chế độ chính sách này. Trong đó, tỉ lệ ngƣời lao động

chưa thỏa mãn về chính sách quy định mức lƣơng của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao

nhất (60,1%).

Theo những gì chúng tơi ghi nhận đƣợc tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt thì: Ngƣời lao động khơng có chế độ nghỉ ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày Lễ. Vì lƣơng của ngƣời lao động đƣợc tính theo số ngày cơng mà ngƣời lao động làm đƣợc trong tháng. Ngƣời lao động làm thêm ca buổi đêm 4 tiếng (từ 17h30 đến 21h30) thì đƣợc tính lƣơng bằng một ngày công lao động 8 tiếng ban ngày.

Hiện nay, mức lƣơng của ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt từ 70.000đ -100.000đ/ngày cơng Chính sách lƣơng của ngƣời lao động đƣợc trả theo sự thỏa thuận giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp. Cụ thể là doanh nghiệp có 2 mức lƣơng: mức lƣơng dành cho ngƣời tập việc và mức lƣơng dành cho ngƣời đã có tay nghề. Mức lƣơng dành cho ngƣời tập việc đƣợc tính bằng 70% lƣơng của ngƣời đã có tay nghề. Và thời gian tập việc do ngƣời quản lý-lãnh đạo quyết định. Đối với ngƣời mới vào làm việc thì thời gian dành cho quá trình tập việc tùy theo khả năng rèn luyện tay nghề của từng ngƣời, tối thiểu là 1 tháng và tối đa là 6 tháng. Ngƣời lao động tập việc đƣợc cơng nhận là ngƣời thợ đã có tay nghề hay chƣa là do ngƣời quản lý-lãnh đạo quyết định.

Tại sao số người lao động chưa thỏa mãn về mức lương của doanh nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao như vậy?

Do đặc thù của doanh nghiệp là có địa bàn tại vùng nơng thơn và tận dụng nguồn nhân lực trong xã và các vùng nông thôn lân cận. Và ở vùng nơng thơn thì kiếm đƣợc cơng việc làm ổn định cũng không dễ dàng. Ngƣời lao động tại doanh nghiệp đi làm với mục đích chính là kiếm tiền để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Vì thế, tồn bộ ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp này hƣớng đến mức lƣơng thu nhập là chủ yếu. Điều đó có nghĩa là: đối với ngƣời lao động tại doanh nghiệp này, mức lƣơng có vai trị rất quan trọng đối với họ. Cơng việc có thể

vất vả nặng nhọc một chút, nhƣng nếu kiếm đƣợc nhiều tiền hơn thì ngƣời lao động vẫn cố gắng chăm chỉ làm việc.

Chúng tôi đã đƣợc ngƣời lao động cho biết lý do khiến họ chưa thỏa mãn về mức lƣơng của doanh nghiệp thông qua việc trả lời ở phiếu trƣng cầu ý kiến. Phần lớn ngƣời lao động chƣa thỏa mãn với mức lƣơng nhƣ vậy là vì giá cả tiêu dùng thời gian gần đây tăng cao nên mức lƣơng mà doanh nghiệp quy định nhƣ vậy là thấp, không đủ cho chi tiêu cuộc sống hằng ngày của họ.

Khi so sánh với các quy định của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về mức lƣơng tối thiểu dành cho ngƣời lao động tại từng vùng thì tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt, điều này đã đảm bảo theo quy định hiện hành. Vì vậy việc tăng lƣơng cho ngƣời lao động phụ thuộc vào sự quyết định của ngƣời quản lý - lãnh đạo doanh nghiệp.

Sự thoả mãn với cơ hội được khẳng định và thăng tiến bản thân của người lao động:

Khi nghiên cứu thực trạng sự thỏa mãn của ngƣời lao động với cơ hội đƣợc khẳng định và thăng tiến bản thân của ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả với số lƣợng đƣợc biểu hiện qua biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cơ hội khẳng định bản thân

Cơ hội đào tạo sử dụng kỹ năng làm

việc

Cơ hội thăng tiến bản thân

Thỏa mãn

Nhìn chung thỏa mãn

Chưa thỏa mãn

Biểu đồ 3.8: Sự thỏa mãn của người lao động với cơ hội được khẳng định

và thăng tiến bản thân tại doanh nghiệp tư nhân Tân Việt

Qua biểu đồ trên chúng tôi thấy: Sự thỏa mãn của ngƣời lao động với cơ hội đƣợc khẳng định và thăng tiến bản thân trong quá trình lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt đối với từng yếu tố là chƣa đều. Cụ thể là:

- Cơ hội được khẳng định bản thân trong quá trình lao động:

Số lƣợng ngƣời thỏa mãn là 21,7%, số ngƣời nhìn chung thỏa mãn với cơ

hội này chiếm tỉ lệ lớn (57,4%). Còn 20,9% ngƣời lao động thấy chưa thỏa mãn về cơ hội đƣợc khẳng định bản thân trong quá trình lao động. Theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì đây thuộc về nhu cầu bậc cao của con ngƣời, đó là nhu cầu phát huy

bản ngã của ngƣời lao động nhằm hƣớng tới hoàn thiện bản thân. Nhu cầu này có

thể là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngƣời lao động tích cực trong cơng việc. Qua tìm hiểu, chúng tơi đƣợc biết, lý do mà những ngƣời lao động chƣa thỏa mãn về cơ hội này là do công việc tại doanh nghiệp khơng địi hỏi sự sáng tạo nhiều. Và ngƣời lao động cũng khơng có nhiều cơ hội để khẳng định mình. Điều này đặt ra cho ngƣời quản lý lãnh đạo một vấn đề là nên xem xét tạo nhiều cơ hội hơn nữa để tạo nên động lực làm việc cho ngƣời lao động, giúp họ hăng say làm việc và thỏa mãn với cơng việc của mình hơn.

- Cơ hội được đào tạo và được sử dụng các kĩ năng làm việc:

Doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt không phải là nơi chuyên đào tạo ra các cơng nhân cơ khí để rồi cung cấp cho thị trƣờng lao động. Nhƣng do công việc của doanh nghiệp đòi hỏi ngƣời lao động cần phải có một số những thao tác cũng nhƣ kỹ năng riêng nhằm tạo ra sản phẩm có tính chất đặc thù cho doanh nghiệp nên tất cả ngƣời lao động khi muốn làm việc ở doanh nghiệp này đều đƣợc trải qua quá trình đào tạo. Quá trình này đƣợc gọi là giai đoạn tập việc. Nhƣ đã nói ở phần trƣớc, giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 tháng (tùy vào trình độ vốn có của ngƣời lao động) và ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng bằng 70% lƣơng của ngƣời thợ lành nghề.

Qua tìm hiểu thì: số ngƣời lao động thỏa mãn với cơ hội này chiếm tỉ lệ khá lớn (38,8%). Số lao động nhìn chung thỏa mãn với cơ hội này chiếm 45%. Đối với ngƣời lao động vùng nông thôn đƣợc học nghề (giai đoạn tập việc), mặc dù không đƣợc đào tạo bài bản theo hệ thống, nhƣng lại đƣợc trả 70% lƣơng và lại có một

cơng việc tƣơng đối ổn định là điều rất tốt. Còn 16,3% ngƣời chưa thỏa mãn với cơ hội này. Lý do mà số ngƣời lao động này đƣa ra là vì quá trình đào tạo tại doanh nghiệp chƣa theo một tiến trình có hệ thống nên họ cịn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập việc cũng nhƣ quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Nhƣ vậy, quá trình đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt là một vấn đề cần xem xét và điều chỉnh sao cho có hệ thống hơn nữa.

- Cơ hội được thăng tiến bản thân:

Chúng tôi thấy số lƣợng ngƣời lao động thỏa mãn với cơ hội này chiếm 24,8%; số ngƣời nhìn chung thỏa mãn chiếm 41,1%. Và còn 34,1% ngƣời lao động thấy chưa thỏa mãn về cơ hội đƣợc thăng tiến bản thân trong quá trình lao động. Điểm trung bình chung về thực trạng sự thỏa mãn với cơ hội thăng tiến bản thân của ngƣời lao động là 1,91. Từ thực trạng trên, chúng ta thấy rằng: ngƣời lao động tại

doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt thỏa mãn với cơ hội đƣợc thăng tiến bản thân trong quá trình lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt còn ở mức độ chƣa cao. Nguyên nhân mà ngƣời lao động cho biết là họ khơng có nhiều cơ hội để thăng tiến bản thân. Vì nếu ngƣời lao động ở đây có cố gắng thì cũng chỉ có thể làm tổ trƣởng hoặc tổ phó tổ sản xuất mà thơi.

Chúng tôi đã xác định đƣợc điểm trung bình chung sự thỏa mãn với cơ hội đƣợc khẳng định và thăng tiến của bản thân ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt là 2,05. So với thang điểm đánh giá (từ 1 đến 3), chúng ta có thể nói rằng: sự thỏa mãn của ngƣời lao động với cơ hội đƣợc khẳng định và thăng tiến của bản thân ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân Tân Việt còn ở mức độ trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thỏa mãn với công việc của người lao động tại doanh nghiệp tư nhân tân việt (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)