Giai đoạn 1987-1999

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 92 - 98)

2.1 .2Di dân đến Lâm Hà 2000-2010

2.2.1 Giai đoạn 1987-1999

Lịch sử 11 năm đầu tiên của Lâm Hà là giai đoạn chứa đựng nhiều khó khăn phức tạp của một huyện mới thành lập vào buổi giao thời của hai cơ chế quản lý kinh tế - xã hội. Sự cởi trói của cơ chế mới đã tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và sự di chuyển của lực lượng lao động trên phạm vi cả nước. Thập niên 1990 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của ngành trồng cà phê trong nước mà hệ quả mật thiết là sự trỗi dậy mạnh mẽ của các dòng di cư tự phát từ khắp các địa phương trên cả nước đến Tây Nguyên để phát triển loại cây này. Nằm trong bối cảnh chung của khu vực, giai đoạn 1987-1999 dân số huyện Lâm Hà tăng trưởng mạnh mẽ với mức năm 1999 đạt gấp hơn hai lần so với năm 1987, chủ yếu là do tăng cơ học (tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1987-1999 đạt 7%/năm, trong khi mức tăng tự nhiên khoảng 22‰). Việc đón nhận lượng người nhập cư lớn như vậy (gần 4 vạn người) đã dẫn đến những tác động lớn đối với công tác bố trí dân cư, ổn định đời sống của người dân trong huyện.

Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, chủ trương định cư lực lượng di cư tự do của Lâm Hà là tập trung phân bổ dân cư vào các địa bàn sẵn có, nâng cao mật độ dân số các xã chứ không lập thêm địa bàn mới.

Bảng 2.10Diễn biến dân số các xã huyện Lâm Hà 1989-1999

TT Tên xã Dân số (người) Mật độ (người/km

2 ) 1989 1995 1999 1989 1995 1999 1 Đinh Văn 8.840 13.229 16.079 255 382 465 2 Tân Văn 6.732 8.085 9.923 179 215 264 3 Đạ Đờn 5.472 7.818 11.007 73 103 146

4 Phi Tô 1.732 2.574 3.152 14 21 26 5 Phú Sơn 4.878 5.349 7.064 28 31 41 6 Nam Ban 8.351 14.593 13.942 188 329 314 7 Tân Hà 6.748 12.779 9.502 85 160 305 8 Hoài Đức 2.797 6.445 7.365 93 215 246 9 Đan Phượng 1.807 3.324 4.535 38 69 95 10 Phúc Thọ 549 2.656 4.686 5 26 45 11 Gia Lâm 2.623 3.849 4.251 132 194 214 12 Tân Thanh 1.418 3.192 6.207 11 24 47 13 Đông Thanh 3.006 3.930 4.689 87 114 136 14 Mê Linh 1.891 5.112 5.547 44 120 131 15 Rô Men 1.193 1.920 4.238 9 15 32 16 Phi Liêng 1.739 3.932 2.621 11 25 25 17 Liêng S’rônh 1.112 1.179 1.512 4 4 5 18 Liên Hà 7.608 157 19 Đạ Knàng 3.172 56

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1989-1999.

Giai đoạn 1989-1995, các xã có tốc độ tăng dân số nhanh nhất là Phúc Thọ (tăng 5 lần), Tân Hà, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Tân Thanh và Mê Linh (2-2,7 lần). Hai thị trấn Đinh Văn và Nam Ban thu hút 28% dân số, 72% dân số còn lại sống ở khu vực nông thôn. Dân di cư tự do cư trú xen ghép chủ yếutại các xã thuộc khu vực Tân Hà - Lán Tranh vì chủ trương khai thác vùng này để phát triển cây công nghiệp với thành phố Hồ Chí Minh [34]. Ba xã phía bắc (Rô Men, Phi Liêng, Liêng S’rônh) chủ yếu là khu vực thực hiện định canh định cư các hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư.

Giai đoạn 1995-1999, các xã cụm Tân Hà - Lán Tranh vẫn tiếp tục là địa bàn phân bố dân di cư tự do chủ yếu với hình thức xen ghép. Việc tiếp tục phân bố dân di cư tự do đến xã Tân Hà khiến mật độ dân số ở đây trở nên quá đông, vì vậy Tân Hà được chia thành hai xã là Tân Hà và Liên Hà (1999) để giảm bớt

áp lực dân số và dễ quản lý. Cũng trong năm này, xã Đạ Knàng cũng được thành lập trên một phần địa giới xã Phi Liêng.Phân bố người di cư tự phát đến địa bàn huyện Lâm Hà thể hiện qua sự biến động của số lượng các thôn như sau:

Bảng 2.11Số đơn vị xã, thôn huyện Lâm Hà 1995-1999

1995 1996 1997 1998 1999

Số xã 17 17 17 17 19

Số thôn 142 156 162 172 187

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1995-1999.

Như vậy, trong 5 năm 1995-1999, Lâm Hà đã thành lập thêm 2 xã để phục vụ công tác ổn định dân di cư tự do đến huyện. Số lượng thôn biến động mạnh (tăng 45 thôn), cụ thể như sau:

Bảng 2.12Diễn biến số lượng thôn huyện Lâm Hà 1997-1999

TT Tên xã, thị trấn 1997 1998 1999 Tăng/Giảm 1 T.t Đinh Văn 17 19 22 +5 3 Tân Văn 14 16 16 +2 4 Đạ Đờn 11 10 10 -1 5 Phi Tô 6 6 6 0 6 Phú Sơn 5 10 10 +5 7 T.t Nam Ban 16 19 19 +3 8 Gia Lâm 8 8 8 0 9 Đông Thanh 7 7 7 0 10 Mê Linh 8 9 9 +1 11 Tân Hà 13 8 8 -5 12 Hoài Đức 10 10 14 +4 13 Đan Phượng 8 8 8 0

14 Phúc Thọ 8 10 10 +2 15 Tân Thanh 9 10 10 +1 16 Liên Hà 0 0 7 +7 17 Rô Men 6 6 6 0 18 Phi Liêng 10 10 5 -5 19 Liêng S’rônh 6 6 6 0 20 Đạ Knàng 0 0 6 +6

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1997-1999.

Từ năm 1997-1999, số lượng thôn tăng nhanh ở địa bàn các xã Phú Sơn, Hoài Đức và thị trấn Đinh Văn. Hai xã Tân Hà và Phi Liêng có số thôn giảm do công tác chia tách xã (thành lập hai xã mới Liên Hà và Đạ Knàng). Các xã còn lại tăng ít hoặc giữ nguyên. So với giai đoạn 1989-1995 thì tốc độ gia tăng dân số của các xã cụm Nam Ban (gồm thị trấn Nam Ban, xã Đông Thanh, xã Mê Linh, xã Gia Lâm (gồm các xã Tân Hà, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Tân Thanh, Liên Hà) vẫn còn giữ ở mức khá cao.

Kế hoạch ổn định đời sống, giải quyết các mối lo của người dân di cư được sắp xếp cư trú xen ghép vào các khu dân cư sẵn có nằm trong kế hoạch đầu tư chung của huyện nhằm phát triển đời sống, văn hóa của cộng đồng cư dân. Giai đoạn 1988-1999 huyện Lâm Hà đã thực hiện đầu tư nhiều dự án, công trình nhằm phục vụ đời sống người dân:

Bảng 2.13 Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản huyện Lâm Hà 1988-1999 Đơn vị: triệu đồng Đơn vị: triệu đồng

1988 1989 1990 1994 1997 1998 1999

562 1.213 620 3.716 58.400 56.659 51.395

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Lâm Hà 1988-1999 có khuynh hướng tăng dần hàng năm. Điểm đáng chú ý trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn này đó là sự nổi lên mạnh mẽ của nguồn vốn tư nhân từ giữa những năm 1990. Cụ thể, trong 3 năm 1988-1990, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm đến 92% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, 8% còn lại là do người dân tự huy động. Tình hình này đảo ngược hoàn toàn vào những năm cuối của thập niên 1990. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ còn 19% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi số vốn huy động trong nhân dân đạt mức 81% trong ba năm 1997-1999.

Thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1988-1999 của huyện Lâm Hà cụ thể như sau:

Bảng 2.14 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản Lâm Hà 1988-1999

Nội dung Đơn vị 1988 1990 1994 1996 1999

Trường học cái 31 38 33 35 52

Nhà trẻ cái 23 18 19 12 22

Cơ sở y tế cơ sở 18 18 20 20 20

Giường bệnh giường 90 90 100 167 175

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà.

Đối với công tác sắp xếp dân di cư tự do theo dự án tập trung1, giai đoạn 1996-2000, Lâm Hà lập một dự án ở xã Tân Hà nhằm định cư cho 967 hộ 4.351 khẩu ngoại tỉnh đến. Một số kết quả cụ thể như sau:

1

Tại Lâm Đồng có các loại hình sắp xếp ổn định dân cư như sau: sắp xếp ổn định dân di cư tự do (có hai loại hình: sắp xếp dân theo dự án tập trung và sắp xếp xen ghép); di dãn dân nội tỉnh; di dân ra khỏi vùng thiên tai. Đối tượng được đề cập trong phạm vi luận văn này là loại hình ổn định dân di cư tự do.

Bảng 2.15Một số kết quả dự án sắp xếp dân DCTD tại xã Tân Hà huyện Lâm Hà 1996-2000

Nội dung Đơn vị Kết quả

Xây dựng CSHT: Đường giao thông Trường học km phòng/m2 20,1 10/600 Khai hoang: Kế hoạch Thực hiện: Lúa màu

Cây công nghiệp + cây ăn quả

ha

900 820

250 570 Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng.

Có thể thấy, so với lượng dân di cư tự do đến Lâm Hà trong những năm 1988-1999 thì công tác định cư của huyện vẫn còn khiêm tốn (967/6.785 hộ, chiếm 14% tổng số hộdi cư tự phát đến Lâm Hà giai đoạn này). Bình quân mức đầu tư cho một hộ di dân đạt 3,9 triệu đồng và cho 1ha đất khai hoang đưa vào sản xuất là 4,23 triệu đồng, là mức đầu tư bình quân của toàn tỉnh [81, 4]. Đại bộ phận người di cư tự do còn lại được bố trí xen ghép vào các xã cụm Tân Hà- Lán Tranh và hai thị trấn Đinh Văn, Nam Ban.

Hạn chế của huyện Lâm Hà trong công tác định cư dân DCTD giai đoạn này là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất,công tác định cư dân DCTD giai đoạn này gặp nhiều khó khăn bởi lượng người ồ ạt di cư đến Lâm Hà nói riêng và Lâm Đồng nói chung, vượt quá khả năng tiếp nhận của địa phương.

Thứ hai, lượng vốn phân bổ hàng năm cho chương trình định cư không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, ngay tại điểm định cư tập trung đời sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Thứ ba, sắp xếp ổn định dân DCTD là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ban ngành chuyên môn để xây dựng quy hoạch tổng thể phù hợp giữa định hướng phát triển sản xuất với điều kiện tự nhiên khu định cư và với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Hạn chế về đội ngũ nhân lực và kỹ năng chuyên môn khiến xảy ra tình trạng chính quyền địa phương phải “chạy theo uốn lại” những hoạt động tự phát của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)