2.1 .2Di dân đến Lâm Hà 2000-2010
3.1. Tác động tích cực
3.1.4 Lực lượng di cư góp phần ổn định chính trị tại Lâm Hà
Một số tác giả nhận định rằng, tình trạng cư trú xen kẽ của nhiều tộc người có xuất xứ khác nhau trên cùng một khu vực với các tộc người bản địa Tây Nguyên đã góp phần phá vỡ cơ sở bí mật, nơi ẩn náu của các lực lượng phản cách mạng trong các buôn làng của người dân Tây Nguyên [32, 104]. Chúng tôi cho rằng nhận định này cần phải được xem xét lại. Bởi vì, mặc dù có sự chung sống của nhiều thành phần tộc người, bao gồm cả các tộc người bản địa và tộc người di cư, tại một khu vực như Lâm Hà, nhưng thực tế các tộc người này sống trong những đơn vị cư trú (buôn, làng, bản) riêng biệt với nhau. Các tộc người gần gũi về ngôn ngữ, văn hóa có xu hướng ở chung hoặc ở gần nhau và ngược lại. Thật khó có thể tìm thấy ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Hà nói riêng sự cộng cư trong cùng một làng giữa người Cơ ho với người Hmông hoặc người Mạ với người Tày, Thái; giữa một tộc người gốc Tây Nguyên với một tộc người từ miền núi phía Bắc di cư đến [1, 147-148]. Mối liên hệ giữa các buôn làng Tây Nguyên không vì sự hiện diện của các tộc người khác mà bị suy yếu đi. Do vậy, nếu như cho rằng việc cộng cư giữa các tộc người có nguồn gốc khác nhau trên cùng một khu vực lãnh thổ có tác dụng hạn chế, ngăn cản các hoạt động phản cách mạng ở Tây Nguyên là chưa thuyết phục mà thực tế, các hoạt động như vậy đã xảy ra ở đây vào đầu những năm 2000 là một bằng chứng.
Với Lâm Hà, vào những ngày đầu đón dân Hà Nội đi xây dựng kinh tế mới, đây vẫn còn là một trọng điểm hoạt động chống phá của Fulro. Đầu những năm 2000, lợi dụng tình hình cà phê mất giá, đời sống của đại bộ phận người dân Tây Nguyên trồng cà phê lâm vào cảnh khó khăn, các thế lực thù địch đã kích động một bộ phận người dân tập trung bạo loạn, gây rối trật tự an ninh khu
vực Tây Nguyên. Đăk Lăk và một phần tỉnh Gia Lai lúc bấy giờ là trọng điểm của các hoạt động chống phá này. Tuy nhiên, làn sóng Đề-ga đã bị chặn đứng ngay tại cửa ngõ Lâm Hà mà không thể lan xa hơn về phía Đà Lạt. Có thể thấy, phong trào “Tây Nguyên tự trị” là một phong trào chính trị mang màu sắc địa phương, chỉ có sức lôi cuốn đối với một bộ phận người dân bản địa Tây Nguyên chứ không thu hút được sự ủng hộ của các tộc người di cư tại đây. Thiếu vắng sự ủng hộ này, phong trào này đã không tránh khỏi thất bại. Tuy nhiên, đối với Lâm Hà, nơi tập trung sinh sống của các tộc người bản địa lẫn các tộc người từ nơi khác đến, việc ngăn chặn ảnh hưởng của phong trào Tây Nguyên tự trịcòn là kết quả của quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ và nhân dân vùng kinh tế mới ngay từ cuối những năm 1970.
Vào thời điểm người dân Hà Nội mới đặt chân lên Lâm Đồng làm kinh tế mới, các phần tử Fulro đã kích động một bộ phận người dân thiểu số nơi đây bằng luận điệu “người Hà Nội chiếm đất của người Tây Nguyên”. Lực lượng Fulro chính nhờ bám vào tâm lý cả tin này của đồng bào mà đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, đánh phá cơ sở của vùng kinh tế mới. Chính vì vậy, công tác dân vận, chính sách đoàn kết dân tộc đã rất được Đảng bộ vùng chú ý đẩy mạnh. Năm 1979, đồng chí Lê Quang Đạo khi vào thăm vùng kinh tế mới đã chỉ thị vùng kết nghĩa với một làng dân tộc, thực hiện đoàn kết tương trợ giữa hai bộ phận dân cư, đập tan sự xuyên tạc gây chia rẽ của các lực lượng chống phá cách mạng. Kết quả đã đưa đến sự kết nghĩa giữa vùng kinh tế mới với xã N’thol hạ (Đức Trọng) nằm ngay sát vùng kinh tế mới, vốn là nơi cư trú của người Cơ ho. Đảng bộ và nhân dân vùng kinh tế mới đã hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào N’thol hạ nhiều mặt như kéo điện về buôn làng cho đồng bào năm 1985, hỗ trợ lương thực những lúc thiếu đói, hỗ trợ nguyên vật liệu làm nhà, công cụ sản xuất, giống trâu bò... Kết quả của mối tình đoàn kết đó là sự tin tưởng của người dân bản địa, đoàn kết chặt chẽ và trung thành với vùng kinh tế mới, với Đảng cho đến tận hôm nay, tạo nên một tấm lá chắn vững chắc đánh bại mọi âm mưu
chia rẽ, kích động của các thế lực thù địch. Vùng kinh tế mới Hà Nội và huyện Lâm Hà do đó đã trở thành cứ điểm án ngữ chắc chắn ở cửa ngõ phía Tây Đà Lạt. Trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc, người dân Thủ đô tại Lâm Hà đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng và sức thu hút mạnh mẽ các khối dân cư đi theo chủ trương, đường lối của Đảng [49].