Lương thực bình quân (quy thóc) một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 36 - 46)

Bảng 1 .1 Tình hình dân số miền Bắc Việt Nam qua các năm

Bảng 1.5 Lương thực bình quân (quy thóc) một số địa phương

Đơn vị: kg 1976 1978 1980 Cả nước 274,4 238,5 268,2 Hà Nội 79,1 133,9 117,4 Hải Phòng 175 162 169,6 Hà Nam Ninh 321,4 239,2 212,9 Nguồn: [56, 111-131].

Để giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với Thủ đô, Trung ương chủ trương mở rộng diện tích ngoại thành Hà Nội. Sau ngày thống nhất đất nước, địa phận Thủ đô Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm). Ngày 29-12-1978, Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 4 phê chuẩn mở rộng diện tích Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì), 1 thị xã (Sơn Tây) của tỉnh Hà Sơn Bình, 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú (Mê Linh, Sóc Sơn) vào địa phận Hà Nội, nâng số đơn vị hành chính của Thủ đô lên 275 xã, 12 thị trấn và 4 khu phố nội thành [6, 541].Mặt khác thành phố cũng lên kế hoạch đưa một bộ phận nhân lực đi khai hoang làm kinh tế mới ở Lâm Đồng.

1.2.2. Quá trình xây dựng Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng

1.2.2.1 Hà Nội chọn Lâm Đồng làm địa bàn xây dựng kinh tế mới

Ngay từ cuối năm 1975, Thành ủy đã chủ trương điều chỉnh thực trạng nhân khẩu của thành phố nhằm giải tỏa áp lực lương thực, việc làm, chỗ ở… Kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố trong hai ngày 13 và 14-10-1975 đã ra nghị quyết: “Tiếp tục tăng sản xuất rau, đồng thời với việc cải tiến công tác phân phối và bảo quản rau, thực hiện kế hoạch hoàn chỉnh thủy nông, xây dựng vùng kinh tế mới” [86, 15-10-1975].

Báo cáo của UBHC thành phố cũng chỉ rõ: “Xây dựng vùng kinh tế mới là một vấn đề cấp bách của thành phố, của ngoại thành và của cả nội thành để tăng thêm của cả xã hội và phát huy năng lực tiềm tàng của hàng chục vạn sức lao động. Tổng số lao động nông nghiệp năm 1975 đã lên tới 16 vạn người trong khi diện tích canh tác ngoại thành chỉ còn 28.000 ha. Ngay trong quý 4, cần phải có một phong trào cách mạng rầm rộ trong thanh niên thủ đô đi xây dựng vùng kinh tế mới” [86, 14-10-1975]. Đây cũng đồng thời phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tái phân bố lực lượng lao động trên cả nước.

Một vấn đề quan trọng cần phải tìm ra câu trả lời thích hợp, đó là lựa chọn địa phương nào trong số những tỉnh mới giải phóng ở miền Nam làm nơi đưa dân đến. Kinh nghiệm của cuộc vận động tham gia phát triển kinh tế miền núi những năm 1960 đã chỉ rõ, sở dĩ người dân đồng bằng rời bỏ miền núi sau một thời gian đi làm kinh tế mới khiến cuộc vận động thất bại đó là vì họ không chịu được những khó khăn vất vả, khổ cực trăm bề trên vùng đất mới trong khi thiếu đi sự hỗ trợ tích cực, sâu sát của Nhà nước. Điều này lại càng đúng với người dân Thủ đô vốn từ lâu đã sống trong điều kiện kinh tế tương đối khá, trình độ văn hóa tương đối cao so với các vùng khác trong cả nước [20-212]. Cuộc vận động nhân dân đi xây dựng kinh tế mới lần này có quy mô lớn gấp nhiều lần so với thập niên 1960. Di chuyển hàng vạn nhân khẩu đi nơi khác là nhiệm vụ chiến lược của Thành ủy và UBND thành phố trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước, nhưng đồng thời còn ảnh hưởng to lớn đến đời sống của hàng vạn đồng bào di cư. Việc lựa chọn địa bàn đưa dân đến có tầm quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách.

Cuối năm 1975, khi Trung ương có chủ trương điều chỉnh lại lực lượng lao động cả nước, trong đó có việc đưa một bộ phận nhân khẩu Thủ đô đi xây dựng vùng kinh tế mới thì Hà Nội đã cân nhắc đến việc chọn Lâm Đồng làm địa bàn đưa người dân đến xây dựng kinh tế mới [50]. Nguyên Hà Nội và Lâm Đồng là hai địa phương có nhiều mối quan hệ gắn bó với nhau trong thời kỳ

kháng chiến chống Mỹ. Các ông ông Lê Thứ, Chủ tịch UBHC tỉnh Lâm Đồng và ông Chế Đặng, Chủ tịch UBHC tỉnh Tuyên Đức trong thời gian tập kết ra Bắc 1954 [49] đã có những mối quan hệ thân thiết với các ông Trần Duy Hưng- Chủ tịch và Trần Duy Dương, Phó Chủ tịch UBHC thành phố Hà Nội. Nắm được chủ trương của Trung ương, lãnh đạo hai địa phương đã bàn bạc và thống nhất đề xuất với Chính phủ ý kiến Thủ đô sẽ đưa dân vào Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới.

Bên cạnh những mối quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo hai địa phương, Lâm Đồng còn có những ưu thế so với các tỉnh khác trong việc đón nhận đồng bào Thủ đô:

- Lâm Đồng có đất đai rộng rãi, giàu tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, đủ cả bốn mùa, khá tương đồng với khí hậu miền Bắc. Nhờ nằm ở vùng vĩ độ cao nên khí hậu Lâm Đồng quanh năm mát mẻ, nhiệt độ bình quân 21o

C. Điều kiện khí hậu á nhiệt đới này thích hợp để phát triển các loại cây xứ lạnh tương tự miền Bắc. Khí hậu này cũng phù hợp với con người Hà Nội, vốn là nơi khí hậu ôn hòa và có một mùa đông lạnh.

- Giao thông đường bộ thuận lợi (các quốc lộ 20 đi Sài Gòn 300km, quốc lộ 27 nối liền Lâm Đồng với hai tỉnh Đăk Lăk và Ninh Thuận 100km, quốc lộ 28 nối Lâm Đồng với Gia Nghĩa (thuộc Đăk Nông ngày nay) và Bình Thuận), sân bay Liên Khương là sân bay lớn thứ hai ở miền Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất, ngoài ra còn có sân bay Cam Ly có thể phục vụ nhu cầu đi lại của người dân; trục đường sắt Đà Lạt-Phan Rang có thể tái sử dụng. Với lợi thế này, công tác vận chuyển người dân được thuận lợi; việc tiếp tế, hỗ trợ đồng bào vùng kinh tế mới tại đây sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

- Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế phát triển phồn thịnh bậc nhất Tây Nguyên, cơ sở hạ tầng phát triển. Hà Nội vốn là mảnh đất “ngàn năm văn hiến”, trình độ và nhu cầu thưởng thức văn hóa của người Tràng Ancũng cao hơn so với mặt bằng chung cả nước. Lâm Đồng với Đà Lạt

vốn là trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch có bề dày truyền thống, cơ sở hạ tầng được chú ý xây dựng, phát triển, tu bổ sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Tổng hòa các yếu tố thiên thời (chủ trương của Trung ương), địa lợi

(Lâm Đồng có nhiều lợi thế so với các tỉnh khác) và nhân hòa (lãnh đạo hai địa phương gắn bó và đồng tâm nhất trí với kế hoạch chung), đề xuất của Hà Nội và Lâm Đồng đã được Trung ương phê duyệt. Ngày 4-11-1975, Phó Thủ tướng Hoàng Anh đã ký giấy giới thiệu đoàn cán bộ Hà Nội vào Lâm Đồng để chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho công tác di dân Hà Nội đi xây dựng vùng kinh tế mới.

1.2.2.2 Bước đầu xây dựng hai cơ sở Nam Ban, Lán Tranh

Tháng 11-1975, theo sự giới thiệu của Trung ương, đoàn cán bộ Hà Nội gồm 12 người do đồng chí Trần Duy Dương, Phó Chủ tịch UBHC thành phố dẫn đầu đã lên đường vào làm việc với tỉnh Lâm Đồng để chọn địa bàn xây dựng vùng kinh tế mới. Sau khi khảo sát, cân nhắc giữa các phương án, địa điểm được chọn là vùng Nam Ban thuộc huyện Đức Trọng, cách thành phố Đà Lạt 24km về phía Tây Nam: “Địa hình đứng ở Núi Phú Sơn, nhìn xuống đồi núi vùng Lán Tranh và đồi cao 1000m so với mặt biển, nhìn xuống vùng Nam Ban, 2 vùng này nhìn thấy thảm thực vật rất xanh tươi của mùa Đông, độ dốc thoai thoải, 0,15 đến 0,25. Hai vùng này rộng bao la thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng” [20, 206-207].

Trên cơ sở phương án đã lựa chọn, ngày 17-12-1975, Thường vụ Thành ủy Hà Nội ra thông báo số 154-TB/ĐBHN quyết định xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng [5, 61-62]. Ngày 18-3-1976, Đảng bộ vùng kinh tế mới được thành lập do đồng chí Nguyễn Xuân Bảy làm Bí thư, trực thuộc Thành ủy, làm công tác lãnh đạo xây dựng vùng về mọi mặt. Các cuộc họp giữa hai địa phương đã thống nhất với nhau về cách thức và quy mô của vùng kinh tế mới. Chủ trương của Thành ủy đối với công cuộc di dân lần này nhằm “xây

dựng một vùng kinh tế-xã hội sản xuất hàng hóa lớn chứ không làm theo kiểu xen ghép, dãn dân đơn thuần, tự cấp tự túc” [5, 65-66].

Tiếp đó, ngày 18-7-1976, Thành ủy Hà Nội thành lập Ban xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng để phụ trách các công việc chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy vùng. Đồng chí Trần Duy Dương, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBHC thành phố được cử làm trưởng ban; đồng chí Vương Tước, Phó Bí thư Thành Đoàn làm ủy viên thường trực. Ban xây dựng vùng kinh tế mới bao gồm hai tiểu ban là tiểu ban Xây dựng vùng kinh tế mới trực tiếp làm nhiệm vụ kiến thiết tại Lâm Đồng và tiểu ban Vận động phụ trách công tác vận động và tổ chức di chuyển nhân dân Thủ đô vào Lâm Đồng [4, 42; 20, 209-210].

Như vậy về mặt cách thức, chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới lần này của Thành ủy có nhiều điểm khác biệt so với hồi những năm 1960. Như đã trình bày, trong những năm 1960, hưởng ứng cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi, Hà Nội đã động viên lực lượng thanh niên đi khai hoang làm kinh tế mới tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Bắc Cạn, Lai Châu. Kết quả của cuộc vận động này là đã hình thành một số hợp tác xã/nông trường do Hà Nội quản lý tại các địa phương trên mà nông trường Sơn Hà (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai hiện nay) là một ví dụ. Mặc dù là vùng kinh tế mới của Thủ đô, tuy nhiên các nông trường này giống như những điểm “cấy dân” của Hà Nội, sản xuất tự cung tự cấp, lực lượng thanh niên theo kiểu nghĩa vụ chứ không phải là những hộ gia đình thiếu đất sản xuất. Các nông trường/hợp tác xã như vậy đã không thật sự phát huy được ý nghĩa điều tiết lực lượng lao động của Thủ đô, không tạo ra được một vùng kinh tế-xã hội đủ mạnh để đảm bảo nội lực cho sự phát triển về lâu dài của các nông trường này. Chủ trương di dân xây dựng kinh tế mới của Hà Nội tại Lâm Đồng lần này nhấn mạnh đến yêu cầu phải xây dựng không gian kinh tế-xã hội-văn

hóa Hà Nội trên vùng đất mới, tạo tiền đề xây dựng khu sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển lâu dài.

Tháng 2-1976, Hà Nội điều động 106 cán bộ các ngành kinh tế, kỹ thuật, thủy lợi, địa chính…vào quy hoạch vùng kinh tế mới. Nhằm chuẩn bị những điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng… thiết yếu nhất để người dân Thủ đô khỏi bỡ ngỡ trong những ngày đầu tiên đặt chân đến Lâm Đồng, Hà Nội chủ trương mọi khâuchuẩn bị bước đầuđều phải hoàn thành trước khi đón dân vào; công tác quy hoạch phải được tiến hành song song với việc xây dựng và triển khai sản xuất thử, không chờ đợi có đủ điều kiện rồi mới làm [5, 62-63]. Đây là nỗ lực rất lớn của Hà Nội nhằm đảm bảo vùng kinh tế mới không bị tan vỡ ngay từ đầu, rút kinh nghiệm từ cuộc di dân khai hoang miền núi những năm 1960. Chính điều này đã quy định cách thức tiến hành đưa người dân vào của Hà Nội theo hai bước: thứ nhất đưa lực lượng cán bộ và thanh niên tiền trạm vào trước để lập quy hoạch vùng và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết; thứ hai tiến hành đưa dân vào vùng quy hoạch. Người dân nhờ vậy sẽ có ngay những công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt chứ không phải bắt tay vào xây dựng từ đầu.

Sau khi khảo sát, điều tra sơ bộ, đoàn đã xác định vùng quy hoạch ban đầu rộng 56.000ha, bằng cả diện tích nội ngoại thành Hà Nội thời điểm đó và vẫn còn có thể mở rộng thêm nếu có nhu cầu [20, 208; 86, 13-02-1977]. Cùng lúc đó tại Hà Nội, thành phố cũng chủ trương tổ chức vận động rộng khắp các khu phố, huyện ngoại thành về tính chất, vị trí và ý nghĩa của việc đi xây dựng vùng kinh tế mới lần này [86, 13-11-1976].Công tác vận động đều nhấn mạnh đến tầm vóc quan trọng của công cuộc xây dựng kinh tế mới tại Lâm Đồng, không chỉ là nhiệm vụ của Thủ đô mà còn là nhiệm vụ chiến lược của cả nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Thủ đô, Tây Nguyên nói riêng.

“Đi đôi với việc xây dựng thủ đô, chúng ta phải tham gia xây dựng các vùng kinh tế mới. Đây là một phương hướng chiến lược của cả nước, và là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của nhân dân thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Vì lợi ích bản thân của công việc xây dựng thủ đô, đồng thời vì nhiệm vụ đóng góp xây dựng đất nước, cần đưa một bộ phận nhân lực của thủ đô đi tham gia xây dựng vùng kinh tế mới Lâm Đồng và các vùng khác của đất nước: làm nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, làm công tác văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, nghệ thuật hay bất cứ việc gì mà Tổ quốc yêu cầu” [86, 18-06-1977].

Trước mắt thành phố giao cho 4 khu phố và 4 huyện tuyển chọn lực lượng thanh niên trẻ khỏe, có lý lịch tốt sung vào lực lượng tiền trạm đi trước khai hoang, xây dựng nhà cửa, đường sá… đảm bảo người dân có ngay chỗ ở và những công trình thiết yếu nhất khi đặt chân lên vùng đất mới. Với thời gian xây dựng vùng kinh tế mới ba năm, những thanh niên tham gia Tổng đội thanh niên tiền trạm xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng được miễn nghĩa vụ quân sự theo luật định. Kết quả vận động thanh niên tiền trạm trong năm 1976 như sau:

Bảng 1.6. Tình hình vận động lực lượng thanh niên tiền trạm đi xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng năm 1976

Đơn vị: người Đợt 1 (tháng 3-1976) Đợt 2 (tháng 5-1976) Đợt 3 (tháng 10-1976) Đông Anh 151 906 Gia Lâm 124 128 222 Thanh Trì 36 87 44 Từ Liêm 65 130 170 Bốn khu phố nội thành 170 103

Nguồn:[86, 1976].

Ngày 29-3-1976, Tổng đội thanh niên tiền trạm huyện Gia Lâm gồm 125 đội viên là đơn vị đầu tiên xuất phát từ Hà Nội và đến Nam Ban vào ngày 18-4. Tiếp theo Gia Lâm, bảy tổng đội của các khu phố, huyện khác cũng lần lượt tiến quân vào vùng kinh tế mới. Trong năm 1976 đã vận động được 2.610 nhân khẩu (1.750 lao động tiền trạm và 71 hộ) vào vùng kinh tế mới. Một đặc điểm của lực lượng tiền trạm hầu hết là thanh niên, tuổi đời còn trẻ, sức lực dồi dào luôn chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng di dân (67% năm 1976, 66% năm 1977 và 71% năm 1978) để đảm đương những công việc khai hoang nặng nhọc. Số gia đình đi theo rất ít vì chủ trương của Hà Nội muốn xây dựng xong những công trình cơ bản trước khi đưa dân vào. Sở dĩ huy động được tỉ lệ thanh niên cao như vậy trong lực lượng tiền trạm vì đây là nhiệm vụ bắt buộc, thay thế nghĩa vụ quân sự, được Thủ đô giao chỉ tiêu cho từng khu phố, huyện và là đi có thời hạn (3 năm).

Tại cơ sởNam Ban, công việc của các tổng đội thanh niên tiền trạm trong thời gian phục vụ tại vùng kinh tế mới (1976-1979) chủ yếu là khai hoang, chuẩn bị mặt bằng gieo trồng, làm nhà, xây dựng các công trình công cộng, đường xá, đập nước… Năm 1976, lực lượng thanh niên đã khai hoang và đưa vào sản xuất thử 300ha, làm được 20.000m2

nhà ở, 40km đường trục Đa-me -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)