Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1990-2010.
Từ năm 2000-2010, diện tích đất nông nghiệp tăng 8.365ha (bằng ¼ giai đoạn trước), diện tích cây cà phê tăng 5.009ha, đất chuyên dụng và đất ở tăng nhẹ (651ha). Diện tích đất lâm nghiệp giảm mạnh từ năm 2000-2005 là do tách 5 xã để thành lập huyện mới Đam Rông (2004). Từ năm 2005-2010, đất nông nghiệp và đất ở, đất chuyên dụng tăng 8.359ha trong khi đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng giảm 13.416ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 14.670ha, bình quân mỗi năm mất gần 3.000ha rừng. So với giai đoạn trước, tình hình chặt phá rừng trái phép giai đoạn 2001-2010 diễn biến phức tạp, gây nên nhiều thiệt hại.
,0 10000,0 20000,0 30000,0 40000,0 50000,0 60000,0 70000,0 80000,0 90000,0 100000,0 1990 2000 2005 2010 Di ệ n t íc h ( h a)
Đất nông nghiệp Cà phê Đất lâm nghiệp
Bảng 3.7Diễn biến tình hình chặt phá rừng trái phép tại Lâm Đồng 2001-2010 Năm Số vụ chặt phá rừng trái phép (vụ) Diện tích rừng bị chặt phá (ha)
Lâm Hà Lâm Đồng Lâm Hà Lâm Đồng
2001 97 480 52,3 153 2002 90 622 135 236 2003 43 794 76,1 293 2004 27 492 9,3 101 2005 35 1.195 13,7 305 2006 46 1.189 10,9 343 2007 70 679 21,3 283,28 2008 103 860 44,5 302,56 2009 107 726 47,4 505,3 2010 69 558 20,4 240 Tổng 687 7.596 430,9 2.762,14
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng 2000-2010, Chi cục Kiểm lâm huyện Lâm Hà.
Nạn chặt phá rừng trái phép trở nên khó quản lý và ngăn chặn vì lúc này, các hộ dân thường lựa chọn những cánh rừng hiểm trở, vùng sâu vùng xa, lực lượng chức năng khó phát hiện và tiếp cận, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số miền Bắc di cư vào Lâm Hà như Tày, Nùng, Hmông.
Bảng dưới đây cho chúng ta thấy, hầu hết các vụ phá rừng trái phép đều có quy mô từ 0,5ha trở xuống (643 vụ, chiếm 79,8% tổng số vụ chặt phá rừng trái phép từ 2000-2010). Trong số này, diện chặt phá quy mô từ 0,1-0,5ha/vụ là 489 vụ, chiếm 76%. Số vụ từ 0,5-1ha/vụ là 131, chiếm 16,2% tổng số vụ chặt phá rừng. Số vụ có quy mô lớn hơn 1,5ha/vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (32 vụ, 4%), số
vụ chặt phá rừng quy mô lớn (trên 5ha) có 9 vụ. Diễn biến các vụ chặt phá rừng trái phép có xu hướng giảm dần, cả về số lượng các vụ và quy mô từng loại hình. Từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng các vụ vi phạm lâm luật giảm 272 vụ (giảm 2,8 lần), trong đó, số vụ chặt phá rừng trái phép giảm 50 vụ (giảm 1,7 lần). Số vụ chặt phá quy mô nhỏ (từ dưới 1ha/vụ) giảm 38 vụ, số lượng các vụ có quy mô hơn 1ha/vụ giảm 7 vụ.
Nhìn chung, các vụ chặt phá rừng trái phép của người dân nhằm phục vụ nhu cầu đất ở (dưới 0,1ha, 19% số vụ), đất vườn và đất sản xuất (từ 0,1-1,5ha, 77% số vụ). Điều này cho chúng ta thấy tính chất đơn lẻ của các hộ phá rừng và tính chất mánh mun trong sản xuất của người dân di cư tự phát. Nạn chặt phá rừng trái phép tập trung chủ yếu ở các xã Tân Thanh, Phi Tô, Đạ Đờn, Phúc Thọ, đồng thời là những xã có diện tích cà phê cao trong huyện.
Bảng 3.8 Thống kê chi tiết các vụ chặt phá rừng trái phép tại Lâm Hà 2000-2010
Đơn vị: vụ
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm huyện Lâm Hà
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số vụ vi phạm lâm luật 421 376 306 313 254 163 195 214 187 206 149 Diện tích rừng bị chặt phá trái phép 0-0,1 ha 17 27 24 7 10 10 10 16 12 4 17 0,1-0,5 ha 73 55 41 28 13 19 33 45 65 73 44 0,5-1 ha 15 6 7 3 2 3 3 5 22 23 6 1-1,5 ha 7 5 6 2 1 2 0 2 3 7 1 > 1,5 ha 7 4 12 3 1 1 0 2 1 0 1 Tổng 119 97 90 43 27 35 46 70 103 107 69
Sự suy giảm của diện tích rừng Lâm Hà càng làm tăng tình trạng rửa trôi vào mùa mưa và tụt mực nước ngầm, tác động ngược trở lại tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân do thiếu nước tưới. Lâm Hà chỉ chủ động được nguồn nước tưới cho 41,3% diện tích cây trồng, phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Tuy nhiên, suy giảm của diện tích rừng Lâm Hà không chỉ do lực lượng di cư tự phát mà còn có cả phần của lực lượng tại chỗ và thiên tai (từ năm 2000-2010 đã xảy ra hơn 60 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại hơn 200ha).
3.2.2 Lực lượng di cư làm tăng nguy cơ phát triển kinh tế không bền vững. vững.
Người di cư đến Lâm Hà vốn có xuất xứ phong phú, nhưng đều từ những khu vực địa lý khác đến Tây Nguyên. Điều này ẩn chứa những rủi ro to lớn bởi sự thiếu am hiểu về nhiều mặt của người di cư đối với mảnh đất mà họ sinh sống, canh tác. Nếu như trước năm 1987, người dân Hà Nội tuy vẫn bỡ ngỡ với Tây Nguyên thì hàng năm vùng kinh tế mới vẫn luôn được Thủ đô tăng cường một lực lượng cán bộ kỹ thuật biệt phái nhất định. Chính lực lượng cán bộ này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” người dân thực hiện các kỹ thuật canh tác cần thiết trên đất bazan và các giống cây trồng mới như cây cà phê. Tuy vậy, cũng phải mất vài năm đầu với không ít thất bại, vùng kinh tế mới mới dần thích nghi được với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Tây Nguyên. Trong khi đó, lực lượng di dân tự phát đến Lâm Hà từ sau năm 1987 lại không có được những thuận lợi như thế. Đại đa số những người di cư đến Lâm Hà giai đoạn này đều là người vùng đồng bằng hoặc miền núi phía Bắc, trình độ thấp, vốn ít, đặt chân đến Lâm Hà hầu như chỉ có đôi tay và “giấc mộng cà phê”. Thiếu vắng sự nghiên cứu thị trường thấu đáo, hoạt động trồng cà phê của lực lượng di cư trình độ thấp hầu như chạy theo thời thế. Những năm 1990 cà phê được giá, người nông dân bị hấp dẫn bởi lợi nhuận đã chạy theo diện tích, thậm chí phá bỏ các loại cây khác để chuyển sang
trồng cà phê, có những hộ gần như độc canh cây cà phê. Chạy theo lợi nhuận mà không tính đến sự đỏng đảnh của thị trường mặt hàng này, cho nên đầu thập niên 2000, khi giá cà phê trong nước và thế giới sụt giảm mạnh, đời sống của rất nhiều hộ trồng cà phê đã lâm vào cảnh khó khăn.
Cây cà phê là loại cây khó trồng, dễ sâu bệnh, đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng. Người nông dân vì phòng chống sâu bệnh cho cây mà đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật quá đà, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và dư lượng các loại thuốc này trong cà phê cao hơn mức cho phép. Chính điều này trong tương lai sẽ có tác động xấu đến chính ngành trồng cà phê của nước ta.
Đại bộ phận người dân bán cà phê thu hoạch được ở dạng thô hoặc sơ chế. Số lượng các cơ sở chế biến cà phê không nhiều và không đáp ứng đủ nhu cầu. Đây cũng là tình trạng chung của ngành cà phê Việt Nam. Chính vì không thể chế biến cà phê cho nên mặc dù năng suất cao, sản lượng lớn, nhưng giá trị xuất khẩu của cà phê không tương xứng với tiềm năng của mặt hàng này. Mặt khác, 80% nông dân thu hoạch cà phê bằng phương pháp “tuốt một lần” cả quả đỏ lẫn quả xanh cho nên đã gây lãng phí đáng kể [45, 72-81].
Nhìn chung, hoạt động sản xuất của người nông dân hiện tại vẫn đang chạy theo chiều rộng mà thiếu sự đầu tư cần thiết về chiều sâu, đánh đổi phát triển bền vững với lợi nhuận. Thiếu trình độ, thiếu thông tin, thiếu vốn là những hạn chế vốn tồn tại từ trước đến nay của người nông dân và sẽ còn tiếp tục tác động xấu đến ngành cà phê nước ta nếu như không sớm được khắc phục.
3.2.3. Công tác triển khai đời sống sản xuất còn nhiều chỗ chưa hợp lý, làm giatăng tính phức tạp của tình hình an ninh trật tự huyện Lâm Hà.
Vấn đề quyền sở hữu đất đai tại Tây Nguyên vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm, quan hệ đến an ninh quốc phòng và ổn định chính trị khu vực này. Tranh chấp đất đai giữa người dân di cư và đồng bào tại chỗ bắt đầu xuất hiện
từ sau năm 1987, khi Lâm Hà đón nhận lực lượng lớn người dân từ các địa phương khác di cư tự phát đến. Rắc rối nảy sinh chủ yếu do người dân di cư khai thác đất đai bừa bãi để phát triển cà phê đã xâm phạm quyền sở hữu đất đai cổ truyền của đồng bào dân tộc tại chỗ. Tình hình này diễn ra mạnh trong những năm 1990 dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài. Số các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai trong những năm 1996-1998 chiếm số lượng lớn nhất trong số các vụ khiếu kiện và chiếm hơn 20% tổng số vụ án được tòa án huyện Lâm Hà thụ lý. Tuy vậy, tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Lâm Hà lại tiến hành khá chậm. Đến hết năm 2006, huyện đã cấp 39.250 giấy CNQSDĐ với diện tích 34.650ha, chiếm 68,67% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất ở nông thôn. Đến hết năm 2010, còn khoảng 30% diện tích đất sản xuất và đất ở nông thôn vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận. Các vụ khiếu kiện về đất đai do vậy vẫn còn tiếp diễn.
Một bộ phận lực lượng di dân còn góp phần làm tăng tỉ lệ tội phạm các loại tại Lâm Hà. Diễn biến các loại tội phạm phức tạp, số lượng các vụ trọng án hàng năm khá cao: giai đoạn 1991-1995 có 353 vụ, từ 1996-2000 có 353 vụ, từ 2001-2005 có 294 vụ. Các loại tội phạm dân sự chủ yếu là trộm cắp, gây rối trật tự công cộng. Tội phạm tập trung nhiều ở địa bàn các xã Tân Hà, Tân Thanh, thị trấn Nam Ban vốn là những địa bàn tập trung nhiều dân di cư tự do.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, lực lượng di dân đã có những tác động to lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện Lâm Hà. Trên cơ sở thừa hưởng những thành quả của vùng kinh tế mới Hà Nội và diễn biến thuận lợi của thị trường nông sản trong nước cũng như thế giới, người dân di cư đã mạnh dạn đầu tư công sức, vốn để phát triển các ngành nghề kinh doanh, đi tiên phong trong một số ngành nghề mới. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong huyện cũng nhờ đó mà được cải thiện hàng năm.
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho những thành tựu đó cũng không hề nhỏ. Lâm Hà là một trong những vùng căn cứ quan trọng của lực lượng vũ trang cách mạng trải suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như Tà Nung, La Ba, Cohia... Đây đồng thời cũng là nơi tập trung những cánh rừng nguyên sinh, chất lượng cao của huyện. Một bộ phận người di dân tự do vì nhu cầu đất sản xuất đã tiến hành tàn phá rừng với quy mô lớn, xâm phạm đến các di tích lịch sử kể trên. Ngoài việc nguồn tài nguyên bị tàn phá thì điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến thế bố trí chiến lược an ninh quốc phòng của địa phương.
Lực lượng di dân đến Lâm Hà đã mang lại nhiều yếu tố văn hóa mới, giao lưu và thúc đẩy các giá trị văn hóa xã hội bản địa phát triển nhưng đồng thời cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến đời sống cư dân địa phương. Nhiều mặt của đời sống các tộc người bản địa còn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Những tộc người đã từng một thời gian dài làm chủ núi rừng cao nguyên nhưng ngày nay lại bị đẩy xuống địa vị “công dân hạng hai” ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình. Chính điều này ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng giữa các tộc người bản địa với các tộc người di cư, đòi hỏi chính sách đại đoàn kết dân tộc phải hết sức chú ý và xử lý khéo léo.
KẾT LUẬN
1.Chủ trương tái phân bố lực lượng lao động trên phạm vi cả nước từ sau 1975 về cơ bản là chính sách nối dài của chương trình nhân dân khai hoang hồi thập niên 1960, chỉ khác ở chỗ từ sau năm 1975, công tác tái phân bố lao động được tiến hành trong hoàn cảnh đất nước hòa bình và thống nhất hai miền Nam- Bắc. Chủ trương tái phân bố lực lượng lao động trên phạm vi cả nước không chỉ nhằm đáp ứng những nhu cầu về giảm sức ép dân số, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, thúc đẩy các địa phương cùng phát triển mà còn nằm trong chiến lược tổng thể nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị tại vùng đất chiến lược cực kỳ quan trọng, một trong những “3T” này của cả nước.
Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn Lâm Đồng làm địa bàn đưa người dân Thủ đô đi xây dựng kinh tế mới không chỉ nhằm giải quyết những khó khăn của hai địa phương mà trên hết, còn là chủ trương chiến lược của Trung ương đối với một khu vực “nhạy cảm” như Tây Nguyên thời hậu chiến, duy trì một lực lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần giác ngộ cách mạng cao làm trụ cột để duy trì và vun đắp tình cảm cách mạng của người dân bản địa. Do vậy, người Hà Nội đi xây dựng kinh tế mới không chỉ để làm kinh tế mà còn mang trên vai một trọng trách do Trung ương giao phó nhằm ổn định tình hình Tây Nguyên. Kinh tế mới cũng là một mặt trận mà mỗi công dân Thủ đô đi xây dựng là một chiến sĩ, một cuộc đấu tranh mới với những lực lượng cũ và cả những thách thức mới.
Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng, sau hơn 10 năm mò mẫm tìm đường đã trụ vững, trở thành một điểm sáng của phong trào xây dựng kinh tế mới trong cả nước đương thời (tỉ lệ người dân bám trụ đạt đến 94,5%, đời sống nhân dân khấm khá hơn bề mặt chung của các vùng kinh tế mới). Nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, cách thức xây dựng vùng kinh tế mới của Hà Nội tại Lâm Đồng đã có những điều chỉnh quan trọng so với hồi thập niên 1960.
Như trên đã trình bày, chính sách xây dựng vùng kinh tế mới trên cả nước từ sau năm 1975 là sự kéo dài của chương trình nhân dân khai hoang 1960-1975 và vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng cũng nằm trong xu thế đó. Theo cách thức này, ngân sách xây dựng vùng kinh tế mới hoàn toàn phụ thuộc vào Trung ương và số phận những người dân đi xây dựng kinh tế mới phụ thuộc vào địa phương nơi tiếp nhận dân đến. Trong khi nguồn vốn Trung ương hạn hẹp (cho đến tận hôm nay, ngân sách Trung ương phân bổ cho chương trình kinh tế mới và định canh định cư vẫn chưa bao giờ đủ so với đòi hỏi của nhu cầu) dẫn đến đầu tư nhỏ giọt, dàn trải; địa phương gửi dân đi chỉ mong đưa đi càng nhiều càng tốt; địa phương nhận dân vẫn còn bận tâm với hàng loạt vấn đề khác trong tỉnh thì số phận của những vùng kinh tế mới sớm muộn cũng sẽ tan vỡ như đã xảy ra hồi những năm 1960.
Một trong những điều chỉnh quan trọng trong cách làm của Hà Nội và Lâm Đồng đó là sự thống nhất và quyết tâm cao độ của lãnh đạo hai địa phương nhằm xây dựng thành công vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng, gắn chặt trách