Tình hình sản xuất tại vùng kinh tế mới Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 51 - 65)

Bảng 1 .8 Số lượng hộ đi xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng

Bảng 1.9 Tình hình sản xuất tại vùng kinh tế mới Hà Nội

Nội dung Đ.vị 1976 1977 1978 1980 1981 Gieo trồng: - Ngô - Khoai, sắn - Lúa đồi ha 10 421 288 55 40 Chăn nuôi: - Lợn - Bò - Gia cầm con 53 50 280 300 56 504 4.000 1.560 360 12.800 1.742 Nguồn:[86, 1976-1981].

Tuy nhiên, do chưa xác định được lịch thời vụ cụ thể nên những vụ đầu thu hoạch không cao, thậm chí mất trắng. Chính vì vậy, khi hết năm đầu tiên được bao cấp lương thực (1976-1977), tình hình thiếu ăn trở nên cực kỳ trầm trọng. Giai đoạn 1977-1980, vùng vẫn chưa tự túc được lượng lương thực cần thiết, mỗi năm thiếu từ 1.200-1.500 tấn.Năm 1977, bình quân lương thực đầu người chỉ còn 158kg/năm, mức rất thấp so với bình quân cả nước lúc đó (250kg). Tâm lý người dân trở nên hoang mang, hoài nghi và đã xảy ra những hiện tượng tiêu cực. Sau vụ mùa thất bại 1980-1981, nhiều hộ gia đình đã tự ý dỡ bỏ mái tôn lợp nhà mang đi bán làm xáo động dư luận trong Vùng [31, 107].

Tình hình thiếu ăn của người dân ở đây được lãnh đạo, người dân Thủ đô và Trung ương đặc biệt quan tâm giúp đỡ. Năm 1978, vụ ngô thứ 2 thắng lợi, lượng ngô thu hoạch được không tiêu thụ hết trong vùng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đặc cách cho phép người dân mang ngô xuống thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long đổi lấy gạo. Năm 1980, Bí thư Thành ủy Hà Nội Lê Văn Lương vào thăm vùng kinh tế mới đã giải quyết cho bà con vùng Tân Hà 50 tấn gạo cứu đói khẩn cấp trích từ ngân sách Thủ đô, thể hiện tấm lòng

“san người, sẻ của” giữa Hà Nội với bà con vùng kinh tế mới. Với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, đồng chí Lê Văn Lương còn viết giấy giới thiệu nhờ tỉnh Long An cho vùng kinh tế mới mượn 500ha đất trong 10 năm để sản xuất lúa nước. Cũng theo đề nghị của đồng chí Lê Văn Lương, vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng được hưởng quy chế như một huyện ở xa của Thủ đô để chủ động hơn trong việc dự trữ lương thực, tài chính [31, 125; 136-137]. Theo cơ chế này thì hàng năm, các chỉ tiêu kế hoạch, định hướng phát triển… của vùng vẫn do Hà Nội quy định, trong khi đó, các mặt hành chính, hộ khẩu, an ninh… của người dân kinh tế mới lại do Lâm Đồng quản lý. Cơ chế kép này tuy đã giúp vùng chủ động trong một số khâu sản xuất nhưng cũng chứa đựng nhiều điểm bất hợp lý bởi không phải mọi kế hoạch của vùng đều phù hợp với chủ trương phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng.

Khó khăn của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng trong giai đoạn đầu thành lập là những khó khăn thường thấy của bất cứ vùng kinh tế mới nào khác do sự thay đổi về khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác… gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến vùng kinh tế mới Hà Nội chậm đi vào ổn định đó là vì phương hướng sản xuất ban đầu được thiết kế không phù hợp với các điều kiện cụ thể của vùng.Suốt 4 - 5 năm đầu, Vùng kinh tế mới Hà Nội luôn phải vật lộn với bài toán lương thực, trồng cây gì, nuôi con gì, vào lúc nào và làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Tháng 6-1978, Tổng Bí thư Lê Duẩn vào thăm vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng đã gợi ý việc phát triển 1.000-3.000ha cây dâu tằm trong điều kiện chưa thể chăn nuôi bò sữa, phấn đấu cung cấp cho đồng bào mỗi người 4m2 vải/năm [31, 119-120]. Đây chính là quyết định đưa đến sự hình thành của nghề trồng dâu tằm tại vùng kinh tế mới, một nghề vốn là thế mạnh của người nông dân châu thổ sông Hồng. Sau hai năm tiến hành trồng thử nghiệm cây dâu tằm đạt hiệu quả, năm 1980 Ban xây dựng vùng kiến nghị với Trung ương và được phê chuẩn việc điều chỉnh lại phương hướng sản xuất chính của vùng, từ

chăn nuôi bò sữa sang trồng cây dâu tằm và phát triển đàn bò thịt. Tháng 1- 1980, Đại hội đại biểu Đảng bộ vùng kinh tế mới lần thứ II đã ra nghị quyết khẳng định phương hướng sản xuất chính của vùng là trồng dâu nuôi tằm [5, 81].

Sau cây dâu tằm, cây chè cũng được phát hiện và chú ý. Được người dân biết đến qua những đồn điền chè từ thời Pháp bị bỏ hoang, Nông trường 3 đã thí nghiệm trồng thử 3ha và cho kết quả tốt. Sau những va vấp ban đầu với loại cây trồng mới này, cây chè cũng dần dần đứng vững và mang lại thu nhập khá cho người trồng. Năm 1984, kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô, vùng kinh tế mới Hà Nội đã mang sản phẩm chè Tân Hà ra tham gia triển lãm Giảng Võ, ra mắt bà con Thủ đô. Chè và tơ tằm còn được sử dụng để trao đổi lấy gạo, bù vào những tháng thiếu ăn.

Tiếp theo dâu tằm và chè là cây cà phê. Đây là loại cây lý tưởng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên nói chung và vùng kinh tế mới Hà Nội nói riêng. Cây cà phê là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp mà người dân chưa hề trồng qua bao giờ. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của vùng đã trực tiếp hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” người dân từ khâu lựa chọn cây giống đến đào hố, làm luống, bón phân, chăm sóc và thu hoạch. Chính nhờ vậy mà người dân vùng kinh tế mới đã dần dần làm chủ được cây cà phê, đưa giống cây này trở thành giống chủ lực làm giàu cho vùng.

Đi tiên phong trong việc trồng thí nghiệm các giống cây mới kể trên (từ năm 1981) đó là vai trò của các nông trường quốc doanh. Năm 1981, Trung ương ra Chỉ thị 100 về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động cũng là thời điểm các loại cây cà phê, chè được đưa vào trồng thí điểm trong các nông trường của vùng kinh tế mới. Trước hiệu quả của các giống cây công nghiệp trên, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng trên chính mảnh đất tự

mình khai phá. Cơ chế mới của chính sách đã cho phép người dân vùng kinh tế mới được tự chủ nhiều hơn trong quá trình sản xuất, nông trường quốc doanh và hợp tác xã nhờ giao bớt các khâu kỹ thuật cho hộ mà bộ máy trở nên gọn nhẹ hơn và chỉ còn đảm trách một số khâu như tưới tiêu, thu gom sản phẩm và vận chuyển. Thực tế, người nông dân vùng kinh tế mới đã bung ra phát triển hiệu quả từ sau Chỉ thị 100, thành phần kinh tế quốc doanh dần dần chỉ còn lại hình thức và chấm dứt sứ mệnh lịch sử của nó vào cuối thập kỷ 1980 khi công cuộc Đổi mới được khởi xướng trên cả nước (tháng 12-1986) [49].

Cơ cấu vật nuôi của vùng cũng được điều chỉnh sau hai năm thực hiện thí điểm quy hoạch của Thủ đô không hiệu quả. Bò sữa không phải là thế mạnh của vùng kinh tế mới (thậm chí cho đến nay, Lâm Hà cũng không phải là địa phương mạnh về bò sữa) mặc dù đã có sự đầu tư của Trung ương. Năm 1978, cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Lê Duẩn, phương hướng chăn nuôi bò sữa đã được chuyển sang chuyên canh cây dâu tằm và phát triển đàn bò thịt.

Tóm lại, giai đoạn 1976-1981 là giai đoạn khởi đầu của vùng kinh tế mới để xác định phương hướng sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi. Cũng như bất cứ vùng kinh tế mới nào khác, đây là quãng thời gian vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn về mọi mặt. Quy hoạch sản xuất ban đầu dành cho vùng và kinh nghiệm sản xuất truyền thống của bà con đồng bằng không phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng đất mới. Tuy nhiên, nhờ cơ chế có phần thông thoáng của vùng kinh tế mới và bản tính linh động của người dân,cơ cấu cây trồng vật nuôi của vùng đã dần được xác định đúng đắn (trồng cà phê – chè – dâu tằm và chăn nuôi bò thịt). Chính phương hướng sản xuất này đã định hướng cho sự phát triển và mô hình kinh tế của toàn vùng trong các giai đoạn về sau.

1.2.2.6 Ổn định đời sống, phát triển văn hóa.

Di chuyển đến Lâm Đồng là một vùng đất hoàn toàn khác lạ về nhân chủng và văn hóa đối với cộng đồng người dân Hà Nội đi làm kinh tế mới cuối thập kỷ 1970. Khu vực định cư là vùng rừng núi hoang sơ, người dân phải khai hoang từ đầu, đi lên từ con số không để xây dựng cuộc sống mới của mình. Tháng 7-1983 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh khi đến thăm vùng kinh tế mới Hà Nội đã khái quát 5 mối lo của người dân đi làm kinh tế mới là đời sống, y tế, giáo dục, giao thông liên lạc và an ninh trật tự [31, 123-124]. Trong số đó, những lo toan về tình hình đời sống vật chất và an ninh đã dần được giải quyết khi điều kiện kinh tế của vùng được cải thiện và có những bước tiến đáng kể từ giữa thập niên 1980 và nạn Fulro được giải quyết cơ bản vào năm 1987. Nhưng những khía cạnh khác của đời sống như văn hóa, giáo dục, y tế… cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết đối với mục tiêu ổn định đời sống của người dân. Đã có nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Trung ương đến thăm vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng, chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp di dân làm kinh tế mới của đồng bào Thủ đô. Chủ trương của Hà Nội đều nhấn mạnh phải đảm bảo bằng được các cơ sở, điều kiện cơ bản về y tế, giáo dục, sinh hoạt văn hóa… ngay từ buổi đầu khi người dân mới vào.

Về mặt y tế, tháng 6-1976, vùng đã xây dựng được một bệnh xá với 5 giường bệnhvới 2 bác sĩ, 2 y tá nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của lực lượng thanh tiền trạm và những hộ dân tiên phong. Đội ngũ bác sĩ, y tá, hộ lý được điều từ Hà Nội vào theo chế độ nghĩa vụ. Năm 1977, số giường bệnh tăng lên 20. Tháng 4-1978, Bệnh viện đa khoa Vùng được thành lập với 60 giường, 40 bác sĩ, y tá, hộ lý (đạt tỉ lệ 100 người/giường bệnh, cứ 450 người có một y bác sĩ và 70 người có một cán bộ y tế phục vụ), chia làm hai cơ sở tại Nam Ban và Lán Tranh với đủ các khoa cơ bản như nội, nhi, truyền nhiễm, ngoại, sản, răng-hàm-mặt. Các cán bộ và sinh viên trường Đại học Y cũng được điều động

vào vùng giúp người dân khám chữa bệnh và hướng dẫn phòng chống các bệnh thông thường [86, 30-05-1978]. Sốt rét là mối đe dọa tiềm tàng đối với người dân và đã có lúc phát triển khá mạnh, đến năm 1985 cơ bản đã giải quyết xong. (tỷ lệ sốt rét 1977-7%, 1979-1,4%, 1981-0,64%)

Về mặt giáo dục, nhà trẻ được chú ý xây dựng sớm để các hộ dân có nơi gửi con, yên tâm tham gia lao động. Năm 1978 vùng đã xây dựng được 21 nhà trẻ trông coi hơn 300 cháu. Năm học 1977-1978 các trường cấp 1, 2 và 3 cũng đi vào hoạt động với đội ngũ 112 giáo viên được điều động từ Hà Nội vào. Một thư viện cũng được thành lập với hơn 5.000 đầu sách và báo Hà Nội mới; trạm truyền thanh xây dựng từ cuối năm 1976 với số loa đạt 300 vào đầu năm 1979; 60km đường dây điện thoại với 50 máy nối với Đức Trọng, Đà Lạt và Hà Nội; đội chiếu phim lưu động vùng (bình quân chiếu bóng 15 buổi/tháng) và các đoàn biểu diễn nghệ thuật được điều động từ Thủ đô phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí, sinh hoạt văn hóa của người dân. Các hoạt động thể thao như đấu vật, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền… cũng được đẩy mạnh. Toàn vùng có hai cửa hàng thương nghiệp và một đội xe lam phục vụ nhu cầu của người dân đi lại Tùng Nghĩa và Đà Lạt. Cuối năm 1978, vùng kinh tế mới xây dựng thành công mạng lưới đường dây điện và trạm biến áp, đưa ánh sáng về với người dân. Đây là một thành tựu quan trọng mà không phải vùng kinh tế mới nào trên đất nước lúc đó cũng làm được.

1.3. Thành lập huyện Lâm Hà

1.3.1 Yêu cầu thay đổi cơ chế quản lý đối với vùng kinh tế mới

Sự thành lập huyện Lâm Hà (tháng 10-1987) diễn ra khi xã hội nước ta bắt đầu có những chuyển động theo hướng tích cực mà công cuộc Đổi mới từ Đại hội VI khởi xướng.

Thời điểm 1986, tức 10 năm sau khi lớp cư dân Hà Nội đầu tiên đặt chân lên mảnh đất cao nguyên, thực hiện khai hoang xây dựng vùng kinh tế

mới, vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng, tích lũy được nguồn nội lực cần thiết để có thể đứng vững trước những thử thách của cuộc sống và duy trì khuynh hướng phát triển.

Trải qua 10 năm, từ 125 lao động tiền trạm đầu tiên của huyện Gia Lâm đặt chân đến Lâm Đồng, năm 1987, dân số của vùng đã lên đến 23.665 người (5.124 hộ, 10.162 lao động), trở thành một vùng dân cư đông đúc trù phú. Số hộ bỏ đi nơi khác chỉ chiếm 5% tổng số hộ (so với 60-85% của các vùng kinh tế mới cả nước lúc đó) [1, 67], chủ yếu là do không chịu đựng nổi những khó khăn, thử thách vào giai đoạn đầu của công cuộc khai hoang. Càng về sau, khi các điều kiện kinh tế-xã hội của vùng trở nên ổn định và phát triển thì sức hấp dẫn các luồng dân di cũng tăng lên. Theo khảo sát, đến năm 1985, 35% số hộ trong vùng có thu nhập khá, 55% số hộ có thu nhập trung bình, 10% số hộ khó khăn (các hộ neo đơn, thiếu lao động, một số vì không tích cực làm ăn), có khả năng tự túc được 11 tháng lương thực/năm. Những gia đình thu nhập từ 10.000- 50.000 đồng/năm chiếm tỷ lệ đáng kể. Cơ sở hạ tầng tương đối, đời sống văn hóa khá phong phú so với mặt bằng chung của các vùng kinh tế mới đương thời [48, 65-66]. Có thể nói, vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng là một điểm sáng trong công tác xây dựng kinh tế mới thời kỳ 1976-1987. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng sau 10 năm, vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng đã có thể đứng vững được.

Trong khi đó, vào giữa thập niên 1980, kinh tế - xã hội của nước ta chìm sâu vào khủng hoảng. Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp được áp dụng trong suốt một giai đoạn lịch sử dài, tuy đã phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong thời kỳ kháng chiến, nhưng đến sau khi giành lại hòa bình, đã bộc lộ những bất cập, kìm hãm nặng nề nền kinh tế đất nước.

Thủ đô Hà Nội, bộ mặt của đất nước, cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Trong khi đó, việc tiếp tục thực hiện “san người sẻ của”, bao cấp vùng kinh tế

mới tại Lâm Đồng càng làm chồng chất thêm gánh nặng lên vai người dân Thủ đô. Những bất cập, loanh quanh trong công tác quản lý một “huyện từ xa”, cách nhau đến 1.500km lúc này lại càng bộc lộ rõ. Thời điểm này cần phải có một cơ chế, phương thức quản lý mới để tương lai của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng không bị nhấn chìm bởi các tầng bậc hành chính nặng nề và bất hợp lý. Như vậy, nhu cầu thay đổi cơ chế quản lý đối với vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng xuất hiện khi tự thân vùng đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để có thể đứng độc lập với sự bao cấp của Thủ đô, trong khi địa phương bao cấp (Hà Nội) cũng cần phải tập trung mọi nguồn lực cần thiết nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đang ở mức đỉnh điểm này. Chính trong bối cảnh này mà lãnh đạo hai địa phương gặp gỡ nhau để đưa ra những quyết sách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)