Số Tên đất Ký D. tích Tỷ lệ TT hiệu (ha) (%) I Nhóm đất phù sa P 2.727 2,77 1 + Đất phù sa ngòi suối Ps 2.727 2,77 II Nhóm đất dốc tụ 8.714 8,84 2 + Đất thung lũng dốc tụ D 8.714 8,84 III Nhóm đất đen R 2.769 2,81
3 + Đất nâu thẫm trên đá bọt bazan Ru 2.769 2,81
IV Nhóm đất đỏ vàng F 72.055 73,10
4 + Đất nâu đỏ trên bazan Fk 30.446 30,89
5 + Đất nâu vàng trên bazan Fu 2.315 2,35
6 + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 16.787 17,03
7 + Đất đỏ vàng trên Granit Fa1 10.423 10,57
8 + Đất đỏ vàng trên Đaxit Fa2 11.868 12,04
9 + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 216 0,22
V Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi Fh 10.919 11,08
10 + Đất ferralit mùn trên mácma axit Fha 10.919 11,08
* Sông, suối, hồ 1.387 1,41
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 98.571 100,00
Nguồn: UBND huyện Lâm Hà.
Nhóm đất phù sa (P): diện tích là 2.727ha, chiếm 2,77% diện tích tự nhiên toàn huyện, gồm 1 đơn vị đất đó là phù sa ngòi suối (Ps). Nhóm đất này được phân bố tập trung ven các sông suối lớn như Đa Dâng, Cam Ly… Độ dốc trung bình từ 0 - 30
,tầng dày trên 100cm. Hiện diện tích này được sử dụng trồng lúa nước, màu...
Nhóm đất dốc tụ (D): diện tích 8.714ha, chiếm 8,84% diện tích tự nhiên toàn huyện. Loại đất này có tầng đất mịn, tầng dày trên 100cm, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì từ khá đến tốt, đất chua. Do phân bố chủ yếu trên địa hình trũng thấp, khó thoát nước nên chỉ thích hợp để trồng lúa nước và một số cây hoa màu lương thực.
Nhóm đất đen (R):diện tích 2.769ha chiếm 2,81% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đen ở Lâm Hà phân bố ở các xã thuộc khu vực Tân Hà gồm Phúc Thọ, Tân Thanh, Đan Phượng, Tân Hà, Liên Hà; độ dốc phổ biến từ 0 - 150, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, tầng dày từ 70 - 100 cm. Đất có độ phì cao, thích hợp với các loại cây đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất đỏ (F): diện tích 72.055ha, chiếm 73,1% diện tích tự nhiên toan huyện, phân bố ở diện rộng trên địa bàn huyện, bao gồm các loại đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) 30.446ha; đất nâu vàng trên đã bazan (Fu) 2.315ha; đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) 16.787ha; đất đỏ vàng trên đá granit (Fa) 22.291ha và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) 216ha.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh): diện tích 10.919ha, chiếm 11,08% diện tích tự nhiên toàn huyện, gồm một đơn vị phân loại đó là đất ferralit mùn trên macma axit (Fha) phân bố ở độ dốc trên 250, có tầng dày từ 70 – 100 cm, tập trung ở các xã Đông Thanh, Mê Linh, Phi Tô, Phú Sơn. Do nằm ở độ dốc lớn nên khả năng bị rửa trôi, xói mòn cao, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, hoặc nông lâm kết hợp.
Nhìn chung đất đai của Lâm Hà khá đa dạng, trong đó nhóm đất đỏ chiếm 73% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Phần lớn diện tích đất đang khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có độ phì từ trung bình đến khá nhưng đa số phân bố trên địa hình có độ dốc lớn, điều kiện thuỷ lợi hạn chế, do vậy chủ yếu chỉ thích hợp với phát triển cây lâu năm.
1.4.1.4 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu của Lâm Hà được cung cấp từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đa Dâng, sông Cam Ly, và các hồ đập lớn nhỏ trong huyện.
Sông Đa Dâng: Phát nguyên từ các đỉnh núi cao phía Bắc và Tây Bắc huyện Lâm Hà như Hòn Nga (1.998m), Beno Dan Sera (1.931m), Chu Yan Cao (1.940m). Hướng chảy chính là Bắc – Nam, diện tích toàn lưu vực là 1.225km2. Sông có tiềm năng thuỷ điện và thuỷ lợi khá. Đây là nguồn chính cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho toàn huyện.
Sông Cam Ly: là phụ lưu của sông Đa Dâng, phát nguyên từ cao nguyên Lang Biang, lưu vực toàn bộ sông 294km2, chiều dài 73km, sông chảy theo hướng Bắc Nam.
Nhìn chung mật độ sông suối trên địa bàn huyện khá dày (từ 0,52 –1,1 km/km2). Hạn chế rõ nét trong sử dụng nước tưới ở đây là đất đai có độ dốc lớn, mức chênh lệch giữa nơi có nguồn nước tưới với địa bàn tưới khá cao nên hiệu quả sử dụng nước tưới bị hạn chế.
Nước ngầm
Nước ngầm trong phạm vi huyện Lâm Hà khá đa dạng, được chứa trong tất cả các tầng đất đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau, được chia thành ba địa tầng chứa nước chính như sau:
Vùng Nam Ban thuộc hệ tầng Tân Rai trong phức hệ chứa nước khe nứt, khe nứt lỗ hổng các thành tạo phún trào Basalt Pliocene – Holocene. Mực nước dưới đất trong vỏ phong hoá từ 0,5-21,5m, biên độ dao động từ 1-4m, lưu lượng qua lỗ khoan Q = 0,02 – 0,4 lít/s, độ khoáng hoá M = 0,02g/l, có dạng bicarbonate, không có vi nguyên tố độc hại. Vi khuẩn trong nước cao nên cần đun sôi trước khi ăn uống. Hệ tầng này có giá trị cấp nước quy mô nhỏ và vừa.
Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên, phun trào Jura muộn, Creta ở phía bắc Lâm Hà được tạo bởi Diệp Đại lào. Thành phần phức hệ gồm đá Andezit, Dacid, Ryolite tầng trên, phía dưới là bột kết, cát kết, sỏi kết, đới phong hoá là sét lẫn sạn, cát. Bề mặt phong hoá là sét pha cát dày từ 0,5 – 5m, chiều dày cả phức hệ đến 450m. Nhìn chung lưu lượng ở tầng này thấp, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế.
1.4.1.5. Tài nguyên rừng
Rừng ở Lâm Hà không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của địa phương mà còn có vai trò quan trọng bảo vệ nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai, một trong số ít hệ thống sông có tiềm năng to lớn về thủy điện của cả nước.
Tài nguyên rừng ở Lâm Hà khá phong phú về chủng loại (rừng lá rộng thường xanh, lá kim, tre nứa, hỗn giao lá rộng – lá kim, lá rộng – tre nứa …) và tập đoàn cây rừng, trữ lượng trung bình trên 1 ha khá cao. Rừng ở Lâm Hà chủ yếu có chức năng phòng hộ (diện tích rừng phòng hộ ở Lâm Hà chiếm 10,5% diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Lâm Đồng và 84,15% tổng diện tích rừng toàn huyện).
1.4.1.6. Khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Lâm Hà ít cả về chủng loại và trữ lượng, gồm các loại như: vàng, thiếc, bôxit, đá quý, kaolin, bentonit, than nâu…Trên địa bàn huyện có một số mỏ sét với trữ lượng khá tại khu vực Đinh Văn, Đạ Đờn, Tân Văn, Tân Hà có thể khai thác làm gạch ngói và vật liệu xây dựng.
1.4.2. Đặc điểm dân cư
Năm 2010, dân số huyện Lâm Hà gồm 138.775 người (xếp thứ 5/12 toàn tỉnh)với 30 thành phần tộc người khác nhau, mật độ 140 người/km2
chung, huyện Lâm Hà có cơ cấu dân số trẻ (số người trên độ tuổi lao động chỉ chiếm hơn 1% dân số) với lực lượng dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao (63%) [15, 14], đây là đặc điểm điển hình của một địa phương đang phát triển. Dân số trẻ là điều kiện thuận lợi để Lâm Hà đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế.
Bức tranh tộc người ở đây khá đa dạng với 30 tộc người khác nhau đến từ 62 địa phương trên cả nước. Đại đa số là người Việt (Kinh) với hơn 77% dân số, các tộc người khác có số lượng đáng kể như Cơ ho (12,5%), Nùng (3,1%), Tày (2%), Thái (1,37%), Mạ (1,3%)… 24 tộc người còn lại có số lượng không đáng kể và chiếm 2,73% dân số. Các tộc người bản địa ở Lâm Hà là Cơ ho và Mạ vốn có quá trình sinh sống trên cao nguyên Di Linh (còn gọi là cao nguyên Mạ) từ lâu đời. Người Việt (Kinh) di cư đến Lâm Hà khá muộn, vào đầu thế kỷ XX gồm một bộ phận người dân di cư từ miền Bắc vào (cùng thời với ấp Hà Đông 1938 và ấp Nghệ Tĩnh 19401). Những người này làm công nhân trong các đồn điền chè, cà phê của Pháp và cư trú dọc các quốc lộ 20, 27 hiện nay [40, 88]. Người Việt (Kinh) di dân vào Lâm Hà mạnh nhất là giai đoạn 1976-1987 khi Trung ương có chủ trương đưa một bộ phận lao động Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng với số lượng hơn 2 vạn người. Từ đó trở đi, người Việt (Kinh) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân cư Lâm Hà, là động lực chính phát triển kinh tế-xã hội huyện. Các tộc người khác đã xuất hiện rải rác tại Lâm Hà trước Đổi mới nhưng không nhiều mà chỉ tăng nhanh số lượng từ sau năm 1986 với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế-xã hội của đất nước. Thành công của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng 1976-1987 chính là tiền đề tạo nên sức thu hút các luồng di dân tự phát đến đây kể tử sau năm 1987.
Tiểu kết chương 1
Xuất phát từ chủ trương tái phân bố lực lượng lao động trên phạm vi cả nước, Lâm Đồng là địa phương được Trung ương và Thủ đô tin tưởng chọn làm nơi đưa dân đến xây dựng kinh tế mới. Cuộc vận động người dân Hà Nội tham gia xây dựng kinh tế mới tại Lâm Đồng (1976-1987) là cuộc vận động rầm rộ, to lớn nhất từ trước đến giờ trong các tầng lớp đồng bào Thủ đô thực hiện chuyển cư xây dựng kinh tế mới.
Di dân xây dựng, phát triển kinh tế không phải là hiện tượng mới mẻ ở nước ta. Trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, công cuộc khẩn hoang lập ấp đã được các triều đại phong kiến nối tiếp thực hiện, tuy quy mô mỗi thời mỗi khác, và đã lập nên nhiều thành tựu to lớn như Kim Sơn, Tiền Hải. Nhà nước VNDCCH trong suốt gần hai thập kỷ (1960-1975) cũng đã xúc tiến chương trình nhân dân khai hoang trên quy mô toàn miền Bắc, động viên và di chuyển hàng chục vạn nhân khẩu đồng bằng lên khai hoang phát triển kinh tế miền núi. Tuy nhiên sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, lần đầu tiên người dân Thủ đô có điều kiện thuận lợi và hưởng ứng mạnh mẽ đối với công cuộc di dân xây dựng kinh tế mới và cũng là lần đầu tiên, chương trình này thu được nhiều thắng lợi, khắc phục được những thiếu sót của chương trình nhân dân khai hoang 1960-1975.
Công cuộc vận động người dân Thủ đô tham gia xây dựng vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng xuất phát từ chính những yêu cầu nội tại của tình hình kinh tế - xã hội hai địa phương. Đó là sự đồng điệu, hài hòa giữa nhu cầu cả nước (Trung ương) với khu vực (Tây Nguyên), giữa địa phương (Hà Nội) với địa phương (Lâm Đồng), giữa nơi cần đưa dân đi và nơi cần nhận dân đến. Kết quả của chặng đường hơn 10 năm “khai sơn phá thạch” của đồng bào Thủ đô trên quê hương mới là sự hình thành và ngày càng đứng vững của vùng kinh tế mới
Hà Nội tại Lâm Đồng, mầm ươm của Thủ đô đã bắt rễ, đâm chồi và phát triển khỏe mạnh tại vùng đất Tây Nguyên.
Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với sự chấm dứt của cơ chế quan liêu bao cấp thì vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng cũng đồng thời đi hết chặng đường 10 năm trong vai trò là một huyện từ xa của Thủ đô. Vùng đã được Hà Nội bàn giao cho Lâm Đồng và trở thành hạt nhân thành lập nên huyện Lâm Hà.Lâm Hà là kết quả trực tiếp của công cuộc di dân xây dựng kinh tế mới trong suốt hơn một thập niên của đồng bào Thủ đô. Sự thành lập nên đơn vị hành chính cấp huyện là một thành tựu lớn mà ít có địa phương nào đạt được trong công cuộc di dân 1976-1987.
Chương 2
DI DÂN VÀ ĐỊNH CƯ Ở LÂM HÀ 1987-2010
Kể từ sau Đại hội VI (1986), những đổi mới trong chính sách quản lý kinh tế - xã hội của Việt Nam đã tạo ra sự thay đổi căn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự do phát triển kinh tế, di chuyển qua lại giữa các vùng. Thập niên ngay sau Đại hội VI, tức thập niên 1990, được ví như “thập kỷ cà phê” của Việt Nam, với sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành trồng cà phê trong cả nước, đặc biệt là Tây Nguyên. Chính điều này đã tạo nên sức hút một lượng lớn người dân từ khắp các vùng trên cả nước di chuyển về Tây Nguyên để phát triển loại cây này. Do vậy, Tây Nguyên nói chung và huyện Lâm Hà nói riêng, đã đón nhận một lượng lớn dân di cư.
2.1. Di dân đến Lâm Hà 1987 – 2010
2.1.1 Di dân đến Lâm Hà 1987-1999
Huyện Lâm Hà ra đời là thành công của chương trình tái phân bố lực lượng lao động trên phạm vi cả nước, được thực hiện giữa hai địa phương Hà Nội và Lâm Đồng. Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất huyện Lâm Hà (tháng 11- 1988) nêu rõ: “Huyện Lâm Hà ra đời là thành quả cách mạng chung của Đảng bộ và nhân dân hai địa phương Lâm Đồng – Hà Nội sau hơn 10 năm đoàn kết, phấn đấu thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [34,2].
Có thể nói, huyện Lâm Hà là sản phẩm của quá trình di dân có tổ chức được thực hiện chặt chẽ, phối hợp và quyết tâm cao của hai địa phương trong giai đoạn 1976-1987. Huyện Lâm Hà ra đời cũng đồng thời đánh dấu chấm dứt thời kỳ đưa dân đi làm kinh tế mới của Hà Nội đến Tây Nguyên, tức loại hình di dân có tổ chức, mà thay vào đó là sự nổi lên của các dòng di dân tự phát, đặc biệt trở nên mạnh mẽ từ sau Đổi mới.
Về tổng thể, di dân tự phát đến Tây Nguyên trở thành một hiện tượng đặc biệt nổi bật bởi quy mô và cường độ các luồng di dân đã chuyển cư đến khu vực này kể từ sau năm 1986. Có thể nói, công cuộc Đổi mới đã mở ra thời cơ đối với việc di chuyển dân cư không theo các chương trình của Chính phủ. “Những cải cách này làm giảm nhẹ một số điều kiện mà trước đây vẫn hạn chế sự di chuyển, cụ thể là xóa bỏ hệ thống bao cấp liên quan chặt chẽ với việc đăng ký hộ khẩu của hộ gia đình và bắt đầu cơ chế khoán cho hộ gia đình. Chính điều này khiến người nông dân không còn bị bó buộc với ruộng đồng nữa và đồng thời bắt đầu tạo nên thị trường đất đai, từ đó cho phép người dân linh hoạt hơn khi di chuyển sau khi chuyển nhượng hoặc cho thuê lại đất đai của mình” [82, 20].
Về cường độ, thời kỳ 1984-1989, Tây Nguyên là vùng nhập cư lớn nhất nước ta (316.200 người), quy mô này được giữ nguyên trong thời kỳ 1994-1999 (316.400 người), đứng thứ hai sau Đông Nam bộ. Trong số các tỉnh Tây Nguyên thì Đăk Lăk và Lâm Đồng là hai địa phương thu hút mạnh mẽ lượng người di cư nhất. Kết quả điều tra năm 1992-1993 cho thấy, có đến 85% dân số Tây Nguyên là từ nơi khác đến, tỷ lệ này tăng lên 89% vào những năm 1998- 1999.
Bảng 2.1Nơi sinh ra và nơi cư trú của người Việt Nam qua hai cuộc điều tra 1992-1993 và 1997-19981
Đơn vị: %
Vùng nơi sinh
Vùng cư trú hiện nay MN và TDphía Băc ĐBSH Bắc Trung Bộ Duyên hải NTB TâyNguyê n ĐôngNam Bộ ĐBSCL MN-TD phía Bắc (69,24) 66,52 (4,36) 3,34 (0,82) 0,60 (1,68) 1,40 (11,04) 14,11 (5,39) 4,62 (0,10) 0,22
Đồng bằng sôngHồng (27,37) 29,55 (92,06) 93,06 (1,77) 1,98 (4,06) 3,02 (6,75) 24,13 (l6,91) 12,99 (4,56) 3,69 Bắc Trung