.4 Tương quan tăng trưởng dân số Lâm Hà và giá cà phê 1988-2000

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 84 - 86)

Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan giữa tăng trưởng dân số Lâm Hà hàng năm với sự biến động của thị trường giá cả cà phê. Tốc độ gia tăng dân số giai đoạn 1988-1991 thấp khi giá cà phê tăng chậm, nhưng kể từ năm 1992 thị trường cà phê có những đột biến về giá thì lượng gia tăng dân số hàng năm của Lâm Hà cũng xảy ra những dao động mạnh mẽ với cường độ cao hơn nhiều lần so với những năm 1988-1991.

2.1.2Di dân đến Lâm Hà giai đoạn 2000-2010

Trước thực trạng bùng phát của các luồng di dân tự do vào Tây Nguyên, nhằm kiểm soát và tiến đến giải quyết dứt điểm những hậu quả do nạn di cư tự do đến khu vực này, ngày 17-10-1995 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 660- TTg về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác [10, 194-199]. Chỉ thị nhận định, trong giai đoạn 1989-1994 đã có 113.000 hộ với 542.000 người đã di chuyển nơi ở, chủ yếu vào Tây Nguyên và một số địa phương khác. Tuy nhiên, do tăng trưởng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng của

0 5000 10000 15000 20000 25000 ,0 2000,0 4000,0 6000,0 8000,0 10000,0 12000,0 14000,0 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Đ ng Ng ười

các địa phương có dân đến không cân xứng với mức tăng dân số cơ học tự phát nên đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết như đời sống của người dân di cư gặp nhiều khó khăn, nạn đốt phá rừng lấy đất sản xuất tăng đột biến, nạn tranh chấp đất đai giữa người di cư với dân địa phương.Công tác quản lý, an ninh quốc phòng của các địa phương, đặc biệt là nơi có dân đến vì vậy mà gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác giải quyết tình trạng di cư tự phát đến các khu vực, đặc biệt là Tây Nguyên, chậm nhất đến cuối năm 1998 phải “giải quyết được tình trạng di cư tự do và điều chỉnh hoạt động di dân phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các nước, của từng vùng lãnh thổ, của từng địa phương”.

Tiếp đó, năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12-11-2004 về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục giải quyết tình trạng di cư tự do trên cả nước [90]. Chỉ thị nhận định tình trạng di cư tự do đã có những chuyển biến tích cực kể từ khi Chỉ thị 660-TTg được ban hành vào năm 1995. Theo đó, “giai đoạn năm 1991 - 1995 bình quân mỗi năm có hơn 16 vạn người di cư tự do, từ năm 1996 - 2000 giảm xuống còn 9 vạn người/năm, hai năm 2001 - 2002 chỉ có hơn 4 vạn người. Riêng từ đầu năm 2003 đến nay chỉ có hơn 4.000 người di cư tự do”. Mặc dù vậy, khi cuộc khủng hoảng giá cà phê dần dần lắng dịu thì lượng người di cư tự do có xu hướng tăng nhanh trở lại từ năm 2004. Tây Nguyên và Đông Nam bộ vẫn tiếp tục là những địa bàn nhập cư truyền thống của người di dân, kéo theo nạn phá rừng trái phép lấy đất sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên và quy hoạch phát triển của các địa phương có dân đến… Chỉ thị số 39/2004 do vậy yêu cầu các địa phương liên quan, các cấp bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, sắp xếp dân cư nhằm “phấn đấu đến năm 2010 cơ bản chấm dứt tình trạng dân di cư tự do, ổn định và nâng cao đời sống đối với những hộ dân di cư tự do ở những nơi cần bố trí, sắp xếp lại theo quy hoạch và kế hoạch”.

Chỉ thị số 660/1995 và số 39/2004 là hai văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo các địa phương, bao gồm tỉnh Lâm Đồng và huyện Lâm Hà, nhằm tiến tới quản lý hiệu quả và chấm dứt tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên. Kể từ năm 1995, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều biện pháp nhằm cụ thể hóa và thực hiện hai chỉ thị trên như “chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh tiến hành điều tra nghiên cứu xây dựng phương án sắp xếp ổn định dân di cư tự do đã đến tỉnh Lâm Đồng nhằm khắc phục những khó khăn do tình trạng dân di cư tự do gây ra trên địa bàn toàn tỉnh. Phương án ổn định dân di cư tự do có mục tiêu ổn định dân cư, bố trí sắp xếp dân di cư tự do vào vùng quy hoạch, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng dân di cư tự do đến Lâm Đồng. Về tổ chức chỉ đạo đã hình thành ban chỉ đạo do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, với các thành viên là lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tỉnh, Chi cục Phát triển Nông thôn được giao nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo công tác ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh”1. Các biện pháp kể trên đã dần dần mang lại hiệu quả điều chỉnh, giải quyết cơ bản tình trạng di cư tự do đến Lâm Đồng nói chung và Lâm Hà nói riêng vào đầu thập niên 2000.

2.1.2.1Từ 2000 đến 2004

Tốc độ tăng dân số của Lâm Hàgiai đoạn này bắt đầu suy giảm mặc dù vẫn còn ở mức khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)