.14 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản Lâm Hà 1988-1999

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 96 - 98)

Nội dung Đơn vị 1988 1990 1994 1996 1999

Trường học cái 31 38 33 35 52

Nhà trẻ cái 23 18 19 12 22

Cơ sở y tế cơ sở 18 18 20 20 20

Giường bệnh giường 90 90 100 167 175

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà.

Đối với công tác sắp xếp dân di cư tự do theo dự án tập trung1, giai đoạn 1996-2000, Lâm Hà lập một dự án ở xã Tân Hà nhằm định cư cho 967 hộ 4.351 khẩu ngoại tỉnh đến. Một số kết quả cụ thể như sau:

1

Tại Lâm Đồng có các loại hình sắp xếp ổn định dân cư như sau: sắp xếp ổn định dân di cư tự do (có hai loại hình: sắp xếp dân theo dự án tập trung và sắp xếp xen ghép); di dãn dân nội tỉnh; di dân ra khỏi vùng thiên tai. Đối tượng được đề cập trong phạm vi luận văn này là loại hình ổn định dân di cư tự do.

Bảng 2.15Một số kết quả dự án sắp xếp dân DCTD tại xã Tân Hà huyện Lâm Hà 1996-2000

Nội dung Đơn vị Kết quả

Xây dựng CSHT: Đường giao thông Trường học km phòng/m2 20,1 10/600 Khai hoang: Kế hoạch Thực hiện: Lúa màu

Cây công nghiệp + cây ăn quả

ha

900 820

250 570 Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng.

Có thể thấy, so với lượng dân di cư tự do đến Lâm Hà trong những năm 1988-1999 thì công tác định cư của huyện vẫn còn khiêm tốn (967/6.785 hộ, chiếm 14% tổng số hộdi cư tự phát đến Lâm Hà giai đoạn này). Bình quân mức đầu tư cho một hộ di dân đạt 3,9 triệu đồng và cho 1ha đất khai hoang đưa vào sản xuất là 4,23 triệu đồng, là mức đầu tư bình quân của toàn tỉnh [81, 4]. Đại bộ phận người di cư tự do còn lại được bố trí xen ghép vào các xã cụm Tân Hà- Lán Tranh và hai thị trấn Đinh Văn, Nam Ban.

Hạn chế của huyện Lâm Hà trong công tác định cư dân DCTD giai đoạn này là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất,công tác định cư dân DCTD giai đoạn này gặp nhiều khó khăn bởi lượng người ồ ạt di cư đến Lâm Hà nói riêng và Lâm Đồng nói chung, vượt quá khả năng tiếp nhận của địa phương.

Thứ hai, lượng vốn phân bổ hàng năm cho chương trình định cư không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, ngay tại điểm định cư tập trung đời sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Thứ ba, sắp xếp ổn định dân DCTD là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ban ngành chuyên môn để xây dựng quy hoạch tổng thể phù hợp giữa định hướng phát triển sản xuất với điều kiện tự nhiên khu định cư và với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Hạn chế về đội ngũ nhân lực và kỹ năng chuyên môn khiến xảy ra tình trạng chính quyền địa phương phải “chạy theo uốn lại” những hoạt động tự phát của người dân.

2.2.2 Giai đoạn 2000-2010

Lượng di cư tự do đến Lâm Hà lúc này chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn trước nên áp lực của công tác định cư được giảm nhẹ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)