Đơn vị: ha
Loại hình sử dụng đất Diện tích
Đất ở 15
Đất xây dựng CSHT 34
Đất trồng cây lâu năm 250
Đất trồng cây hàng năm 90
Đất dự phòng 50
Tổng 439
Nguồn: UBND huyện Lâm Hà.
Mặc dù đã được khởi động từ cách đây 4 năm, nhưng cho đến nay, dự án sắp xếp ổn định dân di cư tự do xã Tân Thanh vẫn chưa thu được những mục tiêu đặt ra bởi bất đồng của người dân nằm trong diện điều chỉnh với mức bồi thường của dự án. Trong khi chính quyền địa phương và người dân vẫn đang tìm kiếm tiếng nói chung thì rừng đặc dụng tiếp tục bị đe dọa lấn chiếm. Điều này cho thấy tính chất phức tạp của công tác ổn định dân di cư tự do trên địa bàn huyện Lâm Hà nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Giai đoạn 2000-2010 do lượng di cư đến Lâm Hà suy giảm nên tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân di cư được tập trung và phát huy hiệu quả cao hơn so với giai đoạn trước.
Bảng 2.19 Vốn đầu tư XDCB và năng lực mới tăng thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước do địa phương quản lý ở Lâm Hà 2000-2010
Đơn vị 2000 2005 2010
Vốn đầu tư XDCB triệu đồng 79.868 244.543 859.949 Kiên cố hóa kênh
mương km
18,5 36,17
Đường giao thông km 32 57 42,62
Cầu cống cái/m 2/8 2/30 6/105
Trường học phòng/chỗ ngồi 54/2.592 45/2.126 27/1.417
Trường mẫu giáo m2/chỗ ngồi 186/280 141/282
Trạm y tế m2/giường bệnh 60/20 48/4 620/912
Khác m2 2.456 1.872 682
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 2000-2010.
Mặc dù thập niên 2000-2010 huyện Lâm Hà là một trong những địa phương gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng cà phê (2000-2004) nhưng khi cuộc khủng hoảng qua đi, nhờ vào nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ người dân ổn định đời sống, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đời sống của người dân di cư nói riêng và toàn thể nhân dân Lâm Hà nói chung đã dần được cải thiện và lấy lại đà tăng trưởng. Giai đoạn 2000-2010, số hộ thuộc diện nghèo đói ở Lâm Hà đã có nhiều chuyển biến tích cực.