.3Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Lâm Hà1990-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 110 - 113)

Đơn vị: triệu đồng 1990 1995 1999 2000 2005 2010 Tổng SPXH 30.699 140.459 431.154 403.250 880.893 2.738.638 GDP bình quân Lâm Hà 0,6 1,41 3,4 3,1 6,7 19,7 GDP bình quân Lâm Đồng 2,8 3,14 2,83 6,54 19,8

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1990-2010.

Nhìn chung, thu nhập bình quân huyện Lâm Hà liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 1990-1999 GDP bình quân tăng 4,8 lần, giai đoạn 2000-2010 tăng 7 lần, tuy nhiên nếu loại bỏ yếu tố lạm phát thì mức tăng bình quân giai đoạn 1990-1999 lại cao hơn so với giai đoạn 2000-2010 với tỷ lệ 4,88/2,931

.

Bước chuyển giữa hai thập niên 1999-2000 GDP suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cà phê, đây cũng là tình hình chung của Lâm Đồng và Tây Nguyên lúc đó. Tăng trưởng của GDP Lâm Hà chủ yếu đến từ khu vực tư nhân và kinh tế hộ gia đình (chiếm 89% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2000-2010), đây cũng là khu vực thu hút đại bộ phận lực lượng lao động trên địa bàn huyện.

3.1.1.3 Người di cư phát triển các mô hình kinh tế mới, các ngành nghề kinh doanh mới.

Mô hình kinh tế trang trại xuất hiện từ sau khi cơ chế quản lý kinh tế bắt đầu thay đổi và sự ra đời của huyện Lâm Hà vào cuối những năm 1980-đầu những năm 1990. Từ sau Đại hội Đổi mới năm 1986, Đảng bộ vùng kinh tế mới Hà Nội bắt đầu tính toán lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong vùng. Việc chuyển đổi sang phương thức hạch toán kinh doanh mới là một cuộc chuyển đổi khắc nghiệt mà không phải đơn vị kinh doanh nào cũng kịp thích nghi và tồn tại. Sau khi huyện Lâm Hà được thành lập, lãnh đạo huyện đã họp bàn rà soát các đơn vị kinh doanh yếu kém trên địa bàn và đi đến quyết định giải thể các nông trường hoạt động thua lỗ kéo dài, thực hiện bán trả chậm vườn cây của nông trường cho công nhân và các hộ xã viên có nhu cầu. Các hợp tác xã cũng được tinh giản hóa, loại bỏ bớt những chức năng không cần thiết, cồng kềnh để tập trung vào một số khâu hỗ trợ kỹ thuật nhất định như tưới tiêu, hỗ trợ đầu ra sản phẩm... Việc tư nhân hóa tài sản xã hội chủ nghĩa vào thời điểm này thực sự là vấn đề trăn trở của tập thể lãnh đạo huyện và cả người dân, đặc biệt diễn ra trong bối cảnh Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, trước thực trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài khiến đời sống của người dân trong huyện lâm vào tình cảnh đói khổ kinh niên thì đổi mới là điều bắt buộc. Vụ mùa cà phê 1991-1992 được giá không chỉ có tác dụng cải thiện đời sống kinh tế người dân mà còn là sự động viên tinh thần

rất lớn, “một cái thở phào nhẹ nhõm” đối với tập thể lãnh đạo và người dân trước quyết định chuyển đổi của mình [50].

Việc bán trả chậm vườn cây của nông trường cho công nhân và xã viên dần dần đưa đến việc tập trung đất đai vào trong tay một số hộ có kinh tế khá giả để hình thành nên mô hình sản xuất mới: trang trại tập trung, từ nửa cuối thập niên 1990.Phần lớn các trang trại có quy mô trên dưới 10ha, thích hợp để tập trung phát triển các loại cây CNLN (chiếm 72% số lượng và 71,5% diện tích của các trang trại giai đoạn 2000-2010). Mức đầu tư trung bình một trang trại tăng dần, từ 302 triệu năm 2000, giảm nhẹ còn 299 triệu năm 2005 và tăng mạnh lên 536 triệu năm 2010. Nhìn chung, thu nhập của các hộ làm kinh tế trang trại khá cao so với mặt bằng chung toàn huyện (48 triệu năm 2000, 132 triệu năm 2005 và 244 triệu năm 2010), tuy nhiên có thể thấy mức độ sinh lời còn chưa tương xứng với khả năng của loại hình này (năm 2005, 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 1,157 đồng, tương quan này năm 2010 là 1/1,274 đồng). Điều này cho thấy sự hạn chế của các chính sách hỗ trợ đối với trang trại, đặc biệt là thông tin thị trường và đầu ra sản phẩm đối với các trang trại trồng cây CNLN.

Một số ngành nghề kinh doanh mới cũng được đầu tư phát triển gần đây (2008-2010) như mô hình trồng hoa trong nhà kính tại xã Tân Văn trên cơ sở chuyển đổi 168ha đất lúa một vụ, bước đầu cho thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm; mô hình nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) tại hồ Đạ Sa xã Liên Hà cho thu nhập khoảng 9 tỷ đồng/ha/năm; mô hình trồng cà phê 4C; mô hình trồng chè chất lượng cao... Mặc dù hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn nhưng do chi phí đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật đòi hỏi phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, cho nên các mô hình, ngành nghề kinh doanh mới này hiện chỉ dừng lại ở mức thí điểm chứ chưa được nhân rộng [77].

3.1.2 Lực lượng di cư bổ sung nguồn lao động dồi dào cho Lâm Hà

Vào thời điểm mới thành lập, huyện Lâm Hà vẫn còn là một vùng thưa thớt dân cư, mật độ bình quân chỉ đạt 36 người/km2 (mật độ bình quân cả nước cùng thời điểm là 202 người/km2), 73% dân số sống ở khu vực nông thôn, lao động cơ bản chiếm đến hơn 90% lực lượng lao động. Những khó khăn trên đã ngăn cản Lâm Hà khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của mình. Kinh tế Lâm Hà vào cuối những năm 1980 vẫn còn là một nền kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa nhỏ. Có thể nói, khó khăn của Lâm Hà cũng chính là khó khăn chung của khu vực Tây Nguyên lúc đó: tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc di dân lên Tây Nguyên, bên cạnh những bất cập của nó, cũng cần phải thấy rằng, đã bổ sung cho Tây Nguyên một lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, khơi dậy những tiềm năng còn chưa được khai thác đúng mức của Tây Nguyên nói chung và Lâm Hà nói riêng. Di cư mạnh đến Lâm Hà diễn ra vào thập kỷ cà phê Việt Nam, đến cuối thập kỷ này, dân số Lâm Hà đã tăng hơn hai lần so với lúc mới lập huyện, mật độ dân số cũng được nâng lên 80 người/km2

và 147 người/km2 vào năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)