.5Cơ cấu thành phần tộc người huyện Lâm Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 114)

Đơn vị: người TT Tộc người 1989 2011 1 Việt (Kinh) 43.088 106.389 2 Cơ ho 9.836 17.146 3 Nùng 746 4.265 4 Tày 292 2.781 5 Thái 1.233 1.875

6 Mạ 2.525 1.781

7 Hoa 325 873

8 Mường 15 455

9 Mơ nông 1.188 183

10 Khác 222 1.428

Nguồn: UBND huyện Lâm Hà.

So với năm 1989 có 20 tộc người, thì năm 2011 con số này đã tăng lên 30 (các tộc người mới là Ba Na, Sán Chay, Xơ đăng, Sán Dìu, Raglay, Stiêng, Bru Vân Kiều, Tà Ôi, Xinh Mun, La Chí, Chứt) nhưng dân số của các tộc người này tại Lâm Hà không nhiều (từ vài người đến vài chục người). Tác động mạnh mẽ đến bức tranh văn hóa của huyện Lâm Hà chính là do các tộc người có số lượng đông đúc kể trên, đặc biệt là người Việt (Kinh).

Người Việt (Kinh) chiếm hơn 77% dân cư Lâm Hà, là lực lượng chủ đạo tạo dựng nên bức tranh văn hóa ở đây. Khi di cư từ các nơi khác đến Lâm Hà, họ cũng đồng thời mang theo một số nét văn hóa của vùng xuất cư đến gieo mầm trên vùng đất mới. Người Hà Nội vùng kinh tế mới ngày trước đến nay vẫn nổi trội về truyền thống văn thơ, hiếu học. Cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình hộ kinh tế mới cũng có những nét khác biệt so với các hộ từ các vùng khác đến. Về mặt tôn giáo tín ngưỡng, các ngôi chùa cũng được người Việt (Kinh) ở đây xây dựng từ sớm, nổi tiếng nhất là Linh Ẩn tự tại thác Voi (Nam Ban) được xây dựng năm 1993, chùa Hà Lâm tại vùng Tân Hà do người dân Hà Tây (cũ) góp công xây dựng. Tại xã Mê Linh, người dân ở đây đã dựng đền thờ Hai Bà Trưng, gần đây tiến hành một số hoạt động kỷ niệm vào ngày giỗ của Hai Bà (ngày 6-1 âm lịch). Xã Tân Hà cũng tổ chức lễ hội vật hoặc dạy đấu vật vào một số dịp nhất định trong năm.

Bên cạnh những hoạt động văn hóa của người Việt (Kinh), các tộc người thiểu số khác cũng duy trì một số hoạt động văn hóa cổ truyền của mình như

sinh hoạt cồng chiêng của người Cơ ho; lễ hội ném còn, đàn Tính của người Tày... [49]

3.1.4 Lực lượng di cư góp phần ổn định chính trị tại Lâm Hà

Một số tác giả nhận định rằng, tình trạng cư trú xen kẽ của nhiều tộc người có xuất xứ khác nhau trên cùng một khu vực với các tộc người bản địa Tây Nguyên đã góp phần phá vỡ cơ sở bí mật, nơi ẩn náu của các lực lượng phản cách mạng trong các buôn làng của người dân Tây Nguyên [32, 104]. Chúng tôi cho rằng nhận định này cần phải được xem xét lại. Bởi vì, mặc dù có sự chung sống của nhiều thành phần tộc người, bao gồm cả các tộc người bản địa và tộc người di cư, tại một khu vực như Lâm Hà, nhưng thực tế các tộc người này sống trong những đơn vị cư trú (buôn, làng, bản) riêng biệt với nhau. Các tộc người gần gũi về ngôn ngữ, văn hóa có xu hướng ở chung hoặc ở gần nhau và ngược lại. Thật khó có thể tìm thấy ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Hà nói riêng sự cộng cư trong cùng một làng giữa người Cơ ho với người Hmông hoặc người Mạ với người Tày, Thái; giữa một tộc người gốc Tây Nguyên với một tộc người từ miền núi phía Bắc di cư đến [1, 147-148]. Mối liên hệ giữa các buôn làng Tây Nguyên không vì sự hiện diện của các tộc người khác mà bị suy yếu đi. Do vậy, nếu như cho rằng việc cộng cư giữa các tộc người có nguồn gốc khác nhau trên cùng một khu vực lãnh thổ có tác dụng hạn chế, ngăn cản các hoạt động phản cách mạng ở Tây Nguyên là chưa thuyết phục mà thực tế, các hoạt động như vậy đã xảy ra ở đây vào đầu những năm 2000 là một bằng chứng.

Với Lâm Hà, vào những ngày đầu đón dân Hà Nội đi xây dựng kinh tế mới, đây vẫn còn là một trọng điểm hoạt động chống phá của Fulro. Đầu những năm 2000, lợi dụng tình hình cà phê mất giá, đời sống của đại bộ phận người dân Tây Nguyên trồng cà phê lâm vào cảnh khó khăn, các thế lực thù địch đã kích động một bộ phận người dân tập trung bạo loạn, gây rối trật tự an ninh khu

vực Tây Nguyên. Đăk Lăk và một phần tỉnh Gia Lai lúc bấy giờ là trọng điểm của các hoạt động chống phá này. Tuy nhiên, làn sóng Đề-ga đã bị chặn đứng ngay tại cửa ngõ Lâm Hà mà không thể lan xa hơn về phía Đà Lạt. Có thể thấy, phong trào “Tây Nguyên tự trị” là một phong trào chính trị mang màu sắc địa phương, chỉ có sức lôi cuốn đối với một bộ phận người dân bản địa Tây Nguyên chứ không thu hút được sự ủng hộ của các tộc người di cư tại đây. Thiếu vắng sự ủng hộ này, phong trào này đã không tránh khỏi thất bại. Tuy nhiên, đối với Lâm Hà, nơi tập trung sinh sống của các tộc người bản địa lẫn các tộc người từ nơi khác đến, việc ngăn chặn ảnh hưởng của phong trào Tây Nguyên tự trịcòn là kết quả của quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ và nhân dân vùng kinh tế mới ngay từ cuối những năm 1970.

Vào thời điểm người dân Hà Nội mới đặt chân lên Lâm Đồng làm kinh tế mới, các phần tử Fulro đã kích động một bộ phận người dân thiểu số nơi đây bằng luận điệu “người Hà Nội chiếm đất của người Tây Nguyên”. Lực lượng Fulro chính nhờ bám vào tâm lý cả tin này của đồng bào mà đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, đánh phá cơ sở của vùng kinh tế mới. Chính vì vậy, công tác dân vận, chính sách đoàn kết dân tộc đã rất được Đảng bộ vùng chú ý đẩy mạnh. Năm 1979, đồng chí Lê Quang Đạo khi vào thăm vùng kinh tế mới đã chỉ thị vùng kết nghĩa với một làng dân tộc, thực hiện đoàn kết tương trợ giữa hai bộ phận dân cư, đập tan sự xuyên tạc gây chia rẽ của các lực lượng chống phá cách mạng. Kết quả đã đưa đến sự kết nghĩa giữa vùng kinh tế mới với xã N’thol hạ (Đức Trọng) nằm ngay sát vùng kinh tế mới, vốn là nơi cư trú của người Cơ ho. Đảng bộ và nhân dân vùng kinh tế mới đã hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào N’thol hạ nhiều mặt như kéo điện về buôn làng cho đồng bào năm 1985, hỗ trợ lương thực những lúc thiếu đói, hỗ trợ nguyên vật liệu làm nhà, công cụ sản xuất, giống trâu bò... Kết quả của mối tình đoàn kết đó là sự tin tưởng của người dân bản địa, đoàn kết chặt chẽ và trung thành với vùng kinh tế mới, với Đảng cho đến tận hôm nay, tạo nên một tấm lá chắn vững chắc đánh bại mọi âm mưu

chia rẽ, kích động của các thế lực thù địch. Vùng kinh tế mới Hà Nội và huyện Lâm Hà do đó đã trở thành cứ điểm án ngữ chắc chắn ở cửa ngõ phía Tây Đà Lạt. Trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc, người dân Thủ đô tại Lâm Hà đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng và sức thu hút mạnh mẽ các khối dân cư đi theo chủ trương, đường lối của Đảng [49].

3.2 Tác động tiêu cực

3.2.1. Lực lượng di cư làm tăng nguy cơ suy giảm các nguồn tài nguyên tại Lâm Hà. tại Lâm Hà.

Rừng là nguồn tài nguyên bị tác động chính bởi việc phát triển cây cà phê một cách bừa bãi. Người nông dân bị thúc đẩy bởi lợi nhuận của việc trồng cây cà phê đã chặt phá, lấn chiếm những khoảnh rừng rộng lớn. Đấy cũng là điều đã xảy ra tại Lâm Hà, tuy nhiên diễn biến cụ thể lại có sự khác biệt.Diễn biến tình hình đất rừng ở Lâm Hà từ 1990-2010 có thể chia làm hai giai đoạn 1990-2000 và 2001-2010. Bảng 3.6Tình hình sử dụng các loại đất Lâm Hà 1990-2010 Đơn vị: ha 1990 1999 2000 2005 2010 Đất nông nghiệp 9.547 41.930 47.706 48.982 56.071 Cây hàng năm 5.691 17.717 9.167 11.086 6.835

Cây lâu năm 3.730 24.213 38.003 37.896 49.235

- Cà phê 2.788 21.429 34.436 32.061 39.445 Đất lâm nghiệp Rừng tự nhiên 76.351 85.742 83.823 90.040 87.082 39.076 25.786 28.320 11.116 Đất chuyên dụng + Đất ở 979 2.389 3.386 2.767 4.037 Đất chưa sử dụng 73.353 28.133 17.683 5.772 3.112

Có thể thấy, trong 11 năm từ 1990-2000, diện tích đất lâm nghiệp ở Lâm Hà không có biến động giảm, thậm chí còn tăng. Diện tích đất lâm nghiệp ở Lâm Hà trong giai đoạn này đã tăng 18%, thực chất đó là sự đóng góp của rừng trồng hoặc do chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích đất khác sang đất lâm nghiệp. Các loại đất khác cũng có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn này. Cụ thể, đất nông nghiệp tăng 38.159ha (tăng 5 lần), đất chuyên dụng và đất ở tăng 2.407ha (tăng 3,45 lần), đặc biệt diện tích cà phê tăng 31.648 ha (tăng hơn 12 lần). Đây có lẽ là một điều bất thường của Lâm Hà so với bối cảnh chung của Tây Nguyên trong thập kỷ cà phê: diện tích các loại đất, đặc biệt là diện tích cây cà phê, đều tăng trong khi diện tích rừng không giảm. Đấy là vì trong giai đoạn này, các hoạt động quản lý bảo vệ rừng đã tỏ ra khá hiệu quả, góp phần ngăn chặn nạn phá rừng trái phép. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu giúp diện tích rừng tại Lâm Hà được bảo toàn là nhờviệc khai thác mạnh mẽ và đưa vào sử dụng các diện tích đất chưa sử dụng. Từ năm 1990-2000, các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở và đất chuyên dụng tăng 54.255ha trong khi đất chưa sử dụng giảm tương ứng 55.670ha. Diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác mạnh trong thập niên 1990-1999 với 45.220ha, chủ yếu được dành để phát triển nông nghiệp, trong đó có cây cà phê. Đây là một điểm sáng của công tác quản lý và bảo vệ rừng Lâm Hà trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, khi diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác gần hết thì diện tích rừng bắt đầu suy giảm mạnh.

Biểu 3.2 Tình hình sử dụng các loại đất ở Lâm Hà 1990-2010

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1990-2010.

Từ năm 2000-2010, diện tích đất nông nghiệp tăng 8.365ha (bằng ¼ giai đoạn trước), diện tích cây cà phê tăng 5.009ha, đất chuyên dụng và đất ở tăng nhẹ (651ha). Diện tích đất lâm nghiệp giảm mạnh từ năm 2000-2005 là do tách 5 xã để thành lập huyện mới Đam Rông (2004). Từ năm 2005-2010, đất nông nghiệp và đất ở, đất chuyên dụng tăng 8.359ha trong khi đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng giảm 13.416ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 14.670ha, bình quân mỗi năm mất gần 3.000ha rừng. So với giai đoạn trước, tình hình chặt phá rừng trái phép giai đoạn 2001-2010 diễn biến phức tạp, gây nên nhiều thiệt hại.

,0 10000,0 20000,0 30000,0 40000,0 50000,0 60000,0 70000,0 80000,0 90000,0 100000,0 1990 2000 2005 2010 Di n t íc h ( h a)

Đất nông nghiệp Cà phê Đất lâm nghiệp

Bảng 3.7Diễn biến tình hình chặt phá rừng trái phép tại Lâm Đồng 2001-2010 Năm Số vụ chặt phá rừng trái phép (vụ) Diện tích rừng bị chặt phá (ha)

Lâm Hà Lâm Đồng Lâm Hà Lâm Đồng

2001 97 480 52,3 153 2002 90 622 135 236 2003 43 794 76,1 293 2004 27 492 9,3 101 2005 35 1.195 13,7 305 2006 46 1.189 10,9 343 2007 70 679 21,3 283,28 2008 103 860 44,5 302,56 2009 107 726 47,4 505,3 2010 69 558 20,4 240 Tổng 687 7.596 430,9 2.762,14

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng 2000-2010, Chi cục Kiểm lâm huyện Lâm Hà.

Nạn chặt phá rừng trái phép trở nên khó quản lý và ngăn chặn vì lúc này, các hộ dân thường lựa chọn những cánh rừng hiểm trở, vùng sâu vùng xa, lực lượng chức năng khó phát hiện và tiếp cận, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số miền Bắc di cư vào Lâm Hà như Tày, Nùng, Hmông.

Bảng dưới đây cho chúng ta thấy, hầu hết các vụ phá rừng trái phép đều có quy mô từ 0,5ha trở xuống (643 vụ, chiếm 79,8% tổng số vụ chặt phá rừng trái phép từ 2000-2010). Trong số này, diện chặt phá quy mô từ 0,1-0,5ha/vụ là 489 vụ, chiếm 76%. Số vụ từ 0,5-1ha/vụ là 131, chiếm 16,2% tổng số vụ chặt phá rừng. Số vụ có quy mô lớn hơn 1,5ha/vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (32 vụ, 4%), số

vụ chặt phá rừng quy mô lớn (trên 5ha) có 9 vụ. Diễn biến các vụ chặt phá rừng trái phép có xu hướng giảm dần, cả về số lượng các vụ và quy mô từng loại hình. Từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng các vụ vi phạm lâm luật giảm 272 vụ (giảm 2,8 lần), trong đó, số vụ chặt phá rừng trái phép giảm 50 vụ (giảm 1,7 lần). Số vụ chặt phá quy mô nhỏ (từ dưới 1ha/vụ) giảm 38 vụ, số lượng các vụ có quy mô hơn 1ha/vụ giảm 7 vụ.

Nhìn chung, các vụ chặt phá rừng trái phép của người dân nhằm phục vụ nhu cầu đất ở (dưới 0,1ha, 19% số vụ), đất vườn và đất sản xuất (từ 0,1-1,5ha, 77% số vụ). Điều này cho chúng ta thấy tính chất đơn lẻ của các hộ phá rừng và tính chất mánh mun trong sản xuất của người dân di cư tự phát. Nạn chặt phá rừng trái phép tập trung chủ yếu ở các xã Tân Thanh, Phi Tô, Đạ Đờn, Phúc Thọ, đồng thời là những xã có diện tích cà phê cao trong huyện.

Bảng 3.8 Thống kê chi tiết các vụ chặt phá rừng trái phép tại Lâm Hà 2000-2010

Đơn vị: vụ

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm huyện Lâm Hà

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số vụ vi phạm lâm luật 421 376 306 313 254 163 195 214 187 206 149 Diện tích rừng bị chặt phá trái phép 0-0,1 ha 17 27 24 7 10 10 10 16 12 4 17 0,1-0,5 ha 73 55 41 28 13 19 33 45 65 73 44 0,5-1 ha 15 6 7 3 2 3 3 5 22 23 6 1-1,5 ha 7 5 6 2 1 2 0 2 3 7 1 > 1,5 ha 7 4 12 3 1 1 0 2 1 0 1 Tổng 119 97 90 43 27 35 46 70 103 107 69

Sự suy giảm của diện tích rừng Lâm Hà càng làm tăng tình trạng rửa trôi vào mùa mưa và tụt mực nước ngầm, tác động ngược trở lại tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân do thiếu nước tưới. Lâm Hà chỉ chủ động được nguồn nước tưới cho 41,3% diện tích cây trồng, phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Tuy nhiên, suy giảm của diện tích rừng Lâm Hà không chỉ do lực lượng di cư tự phát mà còn có cả phần của lực lượng tại chỗ và thiên tai (từ năm 2000-2010 đã xảy ra hơn 60 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại hơn 200ha).

3.2.2 Lực lượng di cư làm tăng nguy cơ phát triển kinh tế không bền vững. vững.

Người di cư đến Lâm Hà vốn có xuất xứ phong phú, nhưng đều từ những khu vực địa lý khác đến Tây Nguyên. Điều này ẩn chứa những rủi ro to lớn bởi sự thiếu am hiểu về nhiều mặt của người di cư đối với mảnh đất mà họ sinh sống, canh tác. Nếu như trước năm 1987, người dân Hà Nội tuy vẫn bỡ ngỡ với Tây Nguyên thì hàng năm vùng kinh tế mới vẫn luôn được Thủ đô tăng cường một lực lượng cán bộ kỹ thuật biệt phái nhất định. Chính lực lượng cán bộ này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” người dân thực hiện các kỹ thuật canh tác cần thiết trên đất bazan và các giống cây trồng mới như cây cà phê. Tuy vậy, cũng phải mất vài năm đầu với không ít thất bại, vùng kinh tế mới mới dần thích nghi được với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Tây Nguyên. Trong khi đó, lực lượng di dân tự phát đến Lâm Hà từ sau năm 1987 lại không có được những thuận lợi như thế. Đại đa số những người di cư đến Lâm Hà giai đoạn này đều là người vùng đồng bằng hoặc miền núi phía Bắc, trình độ thấp, vốn ít, đặt chân đến Lâm Hà hầu như chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)