Hành vi chế biến thực phẩm của nhóm khách thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 75 - 81)

Các hành vi ĐTB ĐLC

1. Sử dụng riêng dao, thớt cho đồ ăn sống và chín 3,60 0,640 2. Rửa tay sạch trƣớc và sau khi chế biến thực phẩm 3,84 0,657

3. Để riêng thực phẩm sống và chín 3,75 0,515

Trung bình chung 3,73 0,433

* Các items đã được đổi điểm

Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy hành vi chế biến TP của ngƣời dân trong nhóm khách thể nghiên cứu đạt mức thực hành cao: Hành vi rửa tay sạch trƣớc và sau khi chế biến thực phẩm với ĐTB = 3,84; để riêng thực phẩm sống và chín đạt ĐTB = 3,75 (từ 3,62 - 4,00; mức cao). Để riêng thực phẩm sống và chín sẽ phịng tránh đƣợc nguy cơ ơ nhiễm chéo vi khuẩn từ TP sống sang thực phẩm chín và tránh đƣợc nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm. Sử dụng riêng dao, thớt cho đồ ăn sống, chín đạt mức thực hành trung bình với ĐTB = 3,60. Theo chuyên gia dinh dƣỡng Đinh Thị Kim Liên, Nguyên giám đốc Trung tâm dinh dƣỡng Bệnh Viện Bạch Mai nói về cách chế biến

thực phẩm: Trƣớc khi rửa rau chúng ta cần làm sạch chậu rửa, theo kết quả nghiên cứu của Viện dinh dƣỡng đã cơng bố rửa rau ít nhất 3 lần sau đó ngâm với nƣớc muối lỗng 15 phút sau đó rửa lại có thể loại bỏ từ 80% đến 90% dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật có trong rau. Khi rang thức ăn cần đảo thƣờng xuyên không để cháy cặn trong nồi sẽ làm cho thức ăn bị biến chất. [52]

- Thực trạng vệ sinh khu vực chế biến TP của người dân

Biểu đồ 3.1: Thực trạng mức độ vệ sinh khu vực chế biến của nhóm kh ch thể nghiên cứu

Phần lớn ngƣời dân thƣờng xuyên dọn dẹp khu vực chế biến ngay sau khi chê biến chiếm 52,9% hoặc dọn dẹp hằng ngày 38,4%, nhƣ vậy ngƣời dân đã có thực hành tốt trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực chế biến và các dụng cụ chế biến trong gia đình mình để tránh đƣợc các nguy cơ lậy nhiễm vi khuẩn ngay trong ngơi nhà của mình.

- Thực trạng mua thực phẩm cho gia đình

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy số lƣợng ngƣời dân đi mua thực phẩm khoảng 2 đến 3 lần trên tuần chiếm tỉ lệ cao nhất 61.0%. Số lƣợng ngƣời đi chợ mua thực phẩm hằng ngày chỉ chiếm 7.4%. Chính vì vậy u cầu về bảo quản thực phẩm là rất quan trọng. Để có đƣợc thực phẩm tƣơi lâu hơn và cịn giữ đƣợc những giá trị dinh dƣỡng ban đầu thì việc bảo quản thực phẩm đúng cách và đảm bảo an toàn là rất cần thiêt cho mọi ngƣời dân.

- Thực trạng lựa chọn địa điểm mua thực phẩm

Biểu đồ 3 3: C c địa điểm mua thực phẩm của người dân

Trong số các địa điểm mua thực phẩm, chợ đƣợc quy định và siêu thị đƣợc xem là những nơi đảm bảo ATTP hơn. Tuy nhiên, giá cả ở đây thƣờng cao hơn so với chợ tự phát hay của những ngƣời bán hàng rong, giá của các mặt hàng TP ở đây tƣơng đối rẻ, phù hợp với tâm lý mua hàng giá rẻ, song đi liên với đó là những nguy cơ khơng đảm bảo an tồn. Những địa điểm bán hàng tự phát khơng có sự quản lý về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm. Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy ngƣời dân thƣờng xuyên mua thực phẩm ở các chợ đƣợc quy định chiếm tỷ lệ cao nhất 58,4%, thƣờng xuyên mua trong siêu thị chiếm 29%. Tỷ lệ ngƣời dân mua thực phẩm tại các chợ tự phất thƣờng xuyên khá cao 30%. Bên cạnh việc mua thực phẩm tại các chợ hay siêu thị thì ngƣời dân cũng làm ra một phần thực phẩm để tự phục vụ cho gia đình chiếm 26,8% kết hợp với phỏng vấn chúng tơi nhận thấy phần lớn những gia đình ở nơng thơn đều cố gắng tự làm ra thực phẩm để phục vụ cho chính gia đình nhƣ trồng rau, lúa gạo, củ quả hoặc chăn ni nhỏ lẻ mục đích phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong gia đình.

Nhiều ngƣời dân dù có điều kiện để mua thực phẩm ở những điểm an toàn nhƣ siêu thị hoặc cửa hàng bán thực phẩm sạch tuy nhiên khi khơng có thời gian thì họ vẫn

lựa chọn mua thực phẩm ở các chợ, chự tự phát, ngƣời bán hàng rong vì nhƣ vậy sẽ tiện lợi cho bản thân họ.

Phỏng vấn chị N. về kinh nghiệm mua thực phẩm, chị cho rằng: Khi chị đi mua

cá khơ ở ngồi chợ, mặc dù được người bán cam kết là cá ngon và đảm bảo chất lượng, nhưng sau khi mua về ăn cả nhà chị đã phải nhập viện ngay vì sự tin tưởng này do bị đau bụng và tiêu chảy cấp từ đó chị cảm thấy sợ và khơng dám mua TP khơng có bao bì, nhãn mác ngồi chợ nữa. (Chị N., 32 tuổi, quận Thanh Xuân)

Tại các chợ đƣợc quy định thực phẩm đƣợc bày bán rất đa dạng và có đầy đủ các loại mặt hàng nhƣ thịt cá, rau củ quả, thực phẩm khơ, đóng gói… Tuy nhiên thực phẩm ở các chợ hiện nay lại kém an toàn và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của ngƣời dân.

Theo ông Trần Đáng - Nguyên Cục trƣởng Cục ATVSTP: Thực trạng so với yêu cầu là chƣa đạt yêu cầu trong các chợ chứa rất nhiều các nguy cơ, Bộ Y tế đã ban hành quy định ATTP trong các chợ tuy nhiên vẫn chƣa đi vào thực tiễn, nguy cơ số 1 ở các chợ đó là bán thực phẩm khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo đƣợc sự an toàn. Thứ hai, những điều kiện cơ sở vật chất tại các chợ không đảm bảo các điều kiện VSATTP, theo quy định trong chợ ngành hàng bán cá tƣơi, thịt tƣơi, ngành hàng bán đồ khô và ngành hàng bán đồ ăn chín phải cách biệt hồn tồn với nhau và các trang thiết bị trong chợ phải đảm bảo sạch và an toàn. Tuy nhiên trong các chợ hiện nay các trang thiết bị phục vụ cho việc ăn uống và các trang thiết bị phục vụ cho việc ăn uống khá tự do, khơng có quy định nào cho các trang thiết bị đó hay quy định về trang phục, đầu tóc của ngƣời bán hàng, quy hoạch các gian hàng chợ khơng thống nhất, đồ ăn chín bày bán cạnh hàng thịt cá, hay bán rau, cá ngay quầy hàng ăn, đây chính là nguyên nhân lây chéo vi khuẩn từ nguồn thực phẩm do đó nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao.

Trƣớc những mối nguy cơ đe dọa đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng từ TP trong chợ nhu cầu về một chợ an toàn là rất cao. Ngƣời dân sẵn sàng trả thêm tiền để có đƣợc thực phẩm an tồn cho sức khẻe tại các chợ hiện nay [48]. Do đó, ngƣời dân khi đi chợ khơng có cơ sở để đánh giá chất lƣợng hàng hóa, họ chỉ cịn biết đặt trọn niềm tin vào ngƣời bán hàng những ngƣời cũng rất mập mờ về nguồn gốc hàng hóa của mình.

Một ngƣời bán hàng khơ ở chợ Quan Nhân cho biết: Hàng hóa này nhập từ nhiều nơi lắm: chợ đầu mối phía Nam, chợ Lĩnh Nam, chợ n Sở, hàng hóa này thì khơng có ai kiểm tra cả. (Ngƣời bán hàng nam, quận Thanh Xuân)

Một ngƣời bán hàng khô trong chợ Ngã Tƣ Sở cũng cho biết: Những mặt hàng

của chị được lấy từ rất nhiều nơi, nhiều lúc người ta thay đổi chỗ sản xuất chị cũng không rõ địa chỉ mà chỉ cần gọi điện là có người mang đến tận nơi. (Ngƣời bán hàng

nữ, chợ Ngã Tƣ Sở)

Trƣớc thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trƣờng nhƣ hiện nay thì mỗi ngƣời dân cần lựa chọn cho mình một địa chỉ tin cậy để mua thực phẩm sạch và an toàn, cố gắng tự làm ra một phần thực phẩm để phục vụ cho những bữa ăn trong gia đình hoặc tìm mua của những ngƣời quen đáng tin cậy.

3.1.3. Mối tương quan giữa nhận thức và hành vi VSATTP

Nhận thức và hành vi VSATTP của nhóm khách thể nghiên cứu có mối tƣơng quan hai chiều với nhau. Những ngƣời có hiểu biết về VSATTP càng cao thì mức độ hành vi thực hành của họ càng cao và ngƣợc lại những ngƣời có hiểu biết thấp hơn thì hành vi thực hành của họ cũng thấp hơn. Mối tƣơng quan 2 chiều giữa nhận thức và thực hành ATTP đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1 dƣới đây:

**p < 0,001

S đồ 3.1: Mối tư ng quan giữa nhận thức và hành vi VSATTP

Quan tâm đến chất lƣợng TP Nhận biết về dấu hiệu ATTP Hiểu biết về cách bảo quản TP Cách lựa chọn TP có bao bì Hành vi VSATTP r = 0,143* r = 0,52 r = 0,317** r = 0,227** r = 0,333** Mối quan tâm khi mua

Nhìn vào sơ đồ trên cho thấy mối tƣơng quan hai chiều giữa nhận thức với việc hành vi ATTP của nhóm khách thể nhƣ sau:

Mối quan tâm khi mua thực phẩm của ngƣời dân có mối tƣơng quan mạnh với hành vi an tồn thực phẩm với hệ số tƣơng quan R = 0,333; P < 0,001. Điều này thể hiện những ngƣời dân có mối quan tâm càng lớn khi mua thực phẩm tức thì hành vi của họ càng tốt hơn và ngƣợc lại những ngƣời ít quan tâm đến việc mua thực phẩm thì mức độ thực hành ATTP của họ cũng thấp hơn.

Cách lựa chọn TP có bao bì có mối tƣơng quan chặt chẽ với hành vi ATTP với hệ số tƣơng quan R = 0,227 và P < 0,001; có thể nói những ngƣời dân cẩn thận hơn trong lựa chọn thực phẩm thì mức độ hành vi an toàn thực phẩm của họ cũng cao hơn và ngƣợc lại.

Hiểu biết về cách bảo quản TP có mối tƣơng quan mạnh với việc thực hành ATTP của ngƣời dân với hệ số tƣơng quan R = 0,317; P < 0,001. Điều này cho thấy hiểu biết về cách bảo quản thực phẩm càng tốt thì hành vi an tồn thực phẩm cũng càng cao và trái lại những ngƣời có hiểu biết về cách bảo quản TP càng thấp thì mức độ hành vi của họ cũng thấp hơn.

Riêng 2 nhân tố quan tâm đến chất lƣợng thực phẩm và nhận biết dấu hiệu an tồn thực phẩm có mối tƣơng quan yếu với hành vi thực hành ATTP ở mức có ý nghĩa. Nhân tố quan tâm đến chất lƣợng thực phẩm với R = 0,143; P < 0,01; và nhận biết các dấu hiệu ATTP với R = 0,52; P < 0,1.

Nhƣ vậy theo kết quả phân tích tƣơng quan cho thấy nhận thức về ATTP có mối tƣơng quan hai chiều với việc thực hành ATTP của ngƣời dân. Trong đó, mối quan tâm khi mua thực phẩm, cách lựa chọn TP có bao bì, hiểu biết về cách bảo quản TP có mối tƣơng quan chặt chẽ với hành vi thực hành ATTP. Nhân tố quan tâm đến chất lƣợng thực phẩm và nhận biết dấu hiệu an tồn thực phẩm có mối tƣơng quan yếu với hành vi thực hành ATTP.

Phân tích hồi quy về mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi của khách thể nghiên cứu về VSATTP, kết quả cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 75 - 81)