Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Một số vấn đề lý luận nhận thức về tâm thần phân liệt

1.2.2.4. Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng trong bệnh tâm thần phân liệt rất là đa dạng, phong phú, phức tạp và luôn luôn biến đổi. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt liên quan đến việc mất khả năng vận hành tổ hợp của nhận thức và cảm xúc, bao gồm nhận biết, suy luận, ngôn ngữ, giao tiếp, điều khiển hành vi, sự lưu loát, kết

quả từ những suy nghĩ, năng lực nói, ý muốn và dục vọng. Một bệnh nhân, để bị coi

là mắc chứng tâm thần phân liệt, bệnh nhân phải có những triệu chứng của tổ hợp các triệu chứng trên chứ không phải là một trong số đó, không phải chỉ đơn lẻ một dấu hiệu mà là một tập hợp. Việc chẩn đoán bệnh lý thường bao gồm nhận biết nhóm dấu hiệu, và triệu chứng liên quan đến mất khả năng lý giải và hoạt động thường ngày

Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương

tính (positive symptoms), âm tính (negative symptoms) , rối loạn tổ chức.

Triệu chứng dương tính (còn gọi là triệu chứng loạn tinh thần)

Triệu chứng dương tính là những triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Triệu chứng dương tính rất đa dạng và phong phú, luôn luôn biến đổi, xuất hiện nhất thời và mất đi hoặc thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác

- Ảo giác: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất chính là ảo giác. Mặc dù ảo giác có thể xảy ra với bất kỳ giác quan nào, nhưng thông thường, người mắc tâm thần phân liệt trải nghiệm nó dưới dạng ảo thanh- nghe thấy giọng nói không có thật. Nhiều bệnh nhân nghe thấy giọng nói bên tai nhận xét về hành vi của họ hay ra lệnh cho họ. Người khác thì nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi lộn với nhau. ảo thanh bình phẩm về hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau và phê phán bệnh nhân, có thể đe doạ cưỡng bức hay ra lệnh cho bệnh nhân.

Các loại ảo giác như ảo thị, ảo khứu, ảo giác, xúc giác có thể xuất hiện nhưng hiếm gặp hơn. Một số bệnh nhân có những rối loạn cảm giác trong cơ thể, nhất là trong cơ quan nội tạng (loạn cảm giác bản thể) hoặc có cảm giác biến đổi các cơ quan như không có tim phổi, chân tay dài ra hay ngắn lại, cảm xúc, suy nghĩ và tác phong đã biến đổi...

- Hoang tưởng:Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt mắc chứng hoang tưởng,

hoặc có những niềm tin kỳ quái như họ nghĩ họ có tài năng và quyền lực đặc biệt có thể điều khiển được thế giới; cho rằng những cảm giác, những ý nghĩ và hành vi sâu kín nhất bị những người khác biết hay lấy mất. Người bệnh thường nói đến hiện tượng bị chi phối bằng các máy móc như máy vô tuyến điện, máy ghi âm, máy điều khiển từ xa v.v..Có những trường hợp cảm thấy bị chi phối bằng phù phép, bằng thôi miên, bằng một sức mạnh siêu nhiên nào đó.

 Triệu chứng âm tính:

Triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần sẵn có. Nó thể hiện sự mất tính chất toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần. Nó cũng thường ổn định qua thời gian hơn là triệu chứng dương tính vì triệu chứng dương tính biến đổi nghiêm trọng khi bệnh nhân ở trong và ở ngoài chu kỳ loạn tinh thần. Theo quan điểm của P.E. Bleuler triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt.Triệu chứng âm tính gồm:

Cùn mòn cảm xúc: là giảm mức độ biểu hiện tình cảm, bao gồm cả biểu hiện trên khuôn mặt, giọng điệu giọng nói, ánh mắt, và ngôn ngữ cơ thể. Nét mặt đơn điệu, không sinh động. Bệnh nhân thường mất khả năng chăm sóc bản thân, ở bẩn,ăn mặc rách rưới, lười tắm rửa v.v.

Ngôn ngữ nghèo nàn hoặc là giảm sự lưu loát ngôn ngữ, suy nghĩ chậm chạp hoặc tư duy bị ứ đọng và thường biểu hiện như nói ít, trả lời các câu hỏi cộc lốc, trống rỗng.

Mất ý chí: giảm, khó khăn, hay mất khả năng khởi động các hoạt động có định hướng. Bệnh nhân mất hết sáng kiến, mất động cơ, mất ý chí và hoạt động

không hiệu quả. Các thói quen nghề nghiệp mất dần, bệnh nhân ngại đi ra ngoài, ít giao tiếp với bạn bè, người thân.

Ngoài ra còn có các triệu chứng như thu rút cảm xúc, thiếu hòa hợp, thụ động, bàng quan, thờ ơ, thiếu tự giác, mất hứng thú, giảm chú ý, giảm trí nhớ.

 Rối loạn tổ chức:

Một số triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt khó có thể phân loại vào tích cực hay tiêu cực. Vì thế mà nhiễu loạn suy nghĩ và hành vi kỳ quặc thể hiện khía cạnh thứ ba của bệnh này, và được gọi bằng cái tên rối loạn tổ chức (Disorganization).

Một triệu chứng quan trọng trong tập hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt là ngôn ngữ vô tổ chức (disorganized speech). Nó liên quan đến xu hướng những gì bệnh nhân nói không có lý hoặc không có nghĩa gì cả. Dấu hiệu của ngôn ngữ vô tổ chức chính là trả lời những câu không liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường. Triệu chứng này cũng được gọi là “rối loạn suy nghĩ”. Những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ vô tổ chức chính là chuyển đổi chủ đề trò chuyện quá đột ngột, trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục. Ngoài ra cảm xúc của họ cũng bị rối loạn, đối ngược, họ có thể cười vào đám tang v.v.Bên cạnh đó họ cũng có những hành vi kỳ quái như mặc nhiều lớp quần áo, la hét vào mặt người khác, lẩm bẩm hoặc nói chuyện với chính mình.

Những chuyển động cơ thể bất thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt còn bị cứng chi hay cứng cơ dẫn đến di chuyển không được bình thường. Trong những trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể giữ nguyên tư thế bất thường, cứng ngắc khi đứng hoặc khi ngồi trong khoảng thời gian dài. Ví dụ, một số bệnh nhân sẽ nằm thẳng lưng nhưng gồng người lại, đầu nâng lên một chút như thể họ đang gối đầu vậy. Người bệnh mắc chứng này thường không chịu đổi tư thế khác dù cho giữ nguyên tư thế này sẽ khiến họ cực kỳ khó chịu và đau đớn.

Để được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, người bệnh phải có ít nhất hai trong những triệu chứng bên trên, và phát tác ít nhất một tháng. Đồng thời, cuộc

sống, công việc và các mối quan hệ cá nhân của người đó phải bị ảnh hưởng nặng nề so với trước khi phát bệnh. Và các triệu chứng phải phát tác trong khoảng vắng của bệnh trầm cảm và hưng cảm thì mới được coi là mắc tâm thần phân liệt.

* Diễn biến của bệnh tâm thần phân liệt

Thông thường bệnh tâm thần phân liệt thường tiến triển qua 3 giai đoạn: báo trước, toàn phát và di chứng

* Giai đoạn báo trước:

Thời kì đầu thường biểu hiện chủ yếu các triệu chứng suy nhược như: Chóng mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, mất ngủ, cảm giác khó khăn trong học tập và công tác, khó tiếp thu cái mới, đầu óc mù mờ như có màn sương che phủ, khó suy nghĩ, cảm xúc lạnh nhạt, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dần các thích thú trước kia, bồn chồn, lo lắng vô duyên vô cớ, dễ nổi khùng và tiếp theo là cảm giác bị động, dường như đuối sức trước cuộc sống, không theo kịp những thay đổi xung quanh. Một số bệnh nhân khác lại cảm thấy có những biến đổi là lạ trong người, thay đổi nét mặt hoặc màu da, cũng có bệnh nhân tự nhiên trở nên say sưa đọc các loại sách triết học, lý luận viển vông không phù hợp với thực tế [13].

*Giai đoạn toàn phát:

Các triệu chứng khởi đầu cứ tăng dần và xuất hiện các triệu chứng loạn thần ngày càng rầm rộ, phong phú như: ảo giác, hoang tưởng hoặc thiếu hòa hợp. Tùy các triệu chứng và hội chứng chứng chiếm ưu thế mà người ta chia ra từng thể lâm sàng khác nhau. Theo ICD-10, bệnh tâm thần phân liệt gồm những thể sau: Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0); Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1); Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2); Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3); Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4); Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5); Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6) [13].

*Giai đoạn di chứng

Đây một giai đoạn tiến triển mãn tính, các triệu chứng dương tính của giai đoạn toàn phát mờ nhạt không ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi. Những triệu chứng âm tính nổi bật lên hàng đầu, biểu hiện bằng hoạt động kém, cảm xúc cùn

mòn, bị động trong cuộc sống, thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn, không quan tâm chăm sóc bản thân và hoạt động xã hội và không mất trí.

Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt là nội dung mà người chăm sóc nắm rõ hơn cả bởi triệu chứng là cái thể hiện ra bên ngoài mà người chăm sóc dễ dàng có thể nhận thức được. Trong phần nghiên cứu chúng tôi sẽ liệt kê những nhóm triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt theo bảng phân loại quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe, lần thứ 10 năm 1992, gọi tắt là ICD-10. Trong nhóm các triệu chứng chúng tôi đưa ra chúng tôi sẽ xen lẫn các triệu chứng không phải của bệnh tâm thần phân liệt để đánh giá mức độ nhận biết và phân biệt giữa triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần khác[13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 34 - 38)