.Yếu tố tuổi đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 79 - 82)

Bảng 3.7: Mối tương quan giữatuổi của người chăm sóc và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt

Các khía cạnh nhận thức Tuổi của người chăm sóc

P R

Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt

0.000 -0.417**

Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt 0.000 -0.441**

Các biện pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt 0.997 -0.003

Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 0.03 -0.202*

Nhận thức chung về bệnh tâm thần phân liệt 0.000 -0.488**

Với p=0.000; 0.3<r<0.5 có thể thấy tuổi đời của người chăm sóc có tương quan tương đối mạnh với nhận thức chung của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên tương quan giữa tuổi đời với từng khía cạnh riêng biệt lại có sự khác nhau, cụ thể tuổi đời có mối tương quan tương đối mạnh với nhận thức về nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt (p=0.000; r= -0.417**); có mối tương quan nghịch tương đối mạnh với nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (p=0.000; r=-0.441). Có thể thấy rằng các khía cạnh nguyên nhân gây bệnh hay triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thuộc về các kiến thức khoa học cần phải tìm hiểu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mới có thể có được, chính vì vậy tuổi đời là một trong các yếu tố có ảnh hưởng tương đối nhiều, từ việc chủ động tìm hiểu thông tin hay tiếp nhận thông tin từ người khác thì yếu tố tuổi tác cũng tác động khá nhiều.

Tuổi đời có mối tương quan yếu với nhận thức về các vấn đề trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt (p=0.03; r=-0.202). Có thể thấy việc chăm sóc ngoài hiểu được nội dung chăm sóc thì trách nhiệm cũng là một vấn đề cần được nói đến bởi ở bất cứ độ tuổi nào, hiểu biết có khác nhau thì mỗi người chăm sóc đều có trách nhiệm với chính những người thân của mình.

Tuổi đời không có tương quan với việc nhận thức về các biện pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bởi các biện pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt chủ yếu được thực hiện tại bệnh viện chính vì vậy mọi người chăm sóc đều có thể tiếp cận được cho dù ở độ tuổi nào.

Đặc biệt qua bảng kết quả 3.6, có thể thấy mối tương quan giữa tuổi đời của người chăm sóc và nhận thức chung về bệnh tâm thần phân liệt là tương quan nghịch. Điều này cho thấy những người chăm sóc có độ tuổi càng trẻ thì càng có nhận thức tốt về bệnh tâm thần phân liệt và khả năng tiếp nhận các kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt cũng tốt hơn những người chăm sóc lớn tuổi.

3.3.2. Yếu tố nghề nghiệp.

Bảng 3.8: So sánh sự khác nhau trong nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt giữa các nhóm nghề nghiệp Các khía cạnh ĐTB T-Test ND CN CNVC Bản chất của bệnh 2.98 3.11 3.69 F=3.25; p=0.042

Nguyên nhân gây bệnh 2.81 3.29 3.23 F=1.38; p=0.254

Triệu chứng của bệnh 13.60 15.05 15.07 F=4.36; p=0.015

Các phương pháp điều trị 4.09 3.88 4.15 F=0.25; p=0.774

Chăm sóc bệnh nhân 7.64 8.88 8.84 F=6.92; p=0.002

Điểm tổng nhận thức 32.81 36.35 37.00 F=8.684; p=0.000

Nhìn vào bảng 3.7 có thể nhận thấy nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt có sự khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp. Trong đó nhóm người chăm sóc là CNVC có điểm trung bình cao nhất với ĐTBC=37.00. Xếp ở vị trí thứ hai là nhóm

người chăm sóc là CN (ĐTB=36.35) và thấp nhất là nhóm người chăm sóc là ND (ĐTB=32.81), với p= 0.000, sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở khía cạnh nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt, ta thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể, đặc biệt là nhóm CNVC và nhóm ND, với p=0.04 sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở khía cạnh nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt cũng có sự khác biệt giữa nhóm khách thể là CNCV và nhóm khách thể là ND, trong đó nhóm khách thể là CNVC thì nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt tốt hơn nhóm ND, với p=0.01 sự khác biệt này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Về khía cạnh nhận thức về các nội dung trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm CN, CNVC với nhóm khách thể là ND. Cụ thể, nhóm ND có điểm trung bình thấp nhấp (ĐTB=7.64)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 79 - 82)