.Yếu tố trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 82 - 99)

Bảng 3.9: Mối tương quan giữa trình độ học vấn của người chăm sóc và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt

Các khía cạnh nhận thức

Trình độ học vấn của người chăm sóc

P R

Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt

0.050 0.188

Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt 0.010 0.231*

Các biện pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt 0.920 0.009

Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 0.008 0.257**

Nhận thức chung về bệnh tâm thần phân liệt 0.000 0.394**

Ở bảng kết quả 3.9, với p=0.000, 0.3<r<0.5 có thể thấy trình độ học vấn của người chăm sóc có tương quan tương đối mạnh với nhận thức chung của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt.

Tuy nhiên ở từng khía cạnh nhận thức thì trình độ học vấn lại có sự tương quan khác nhau. Trình độ học vấn có tương quan yếu với nhận thức của người chăm sóc về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (p=0.01; r=0.231**); có tương quan yếu với nhận thức về các nội dung trong chăm sóc bệnh nhân (p=0.00; r=0.257**) và không có tương quan với khía cạnh nhận thức về các biện pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Như vậy có thể nói, trình độ học vấn có tác động tới nhận thứcchung của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt, tuy nhiên trong từng khía cạnh của bệnh tâm thần phân liệt thì trình độ học vấn lại tác động ít hoặc không tác động tới nhận thức của người chăm sóc.

Tiểu kết chƣơng 3:

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thầng phân liệt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích, so sánh nhận thức chung của các nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp v.v.Trong quá trình phân tích, chúng tôi kết hợp giữa các kết quả xử lý số liệu với phỏng vấn sâu một số người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đang được điều trị tại bệnh viện Tâm Thần kinh Hưng Yên để có những đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học

Nhìn chung, đa số người chăm sóc đều có một cái nhìn khái quát về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt, các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt; các biện pháp điều trị chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt.... Tuy nhiên vẫn còn những người chăm sóc có những người chăm sóc nhận thức chưa đúng về các khía cạnh này. Có sự tương quan chặt chẽ giữa nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt với các yếu tố tuổi đời, trình độ học vấn, nghề nghiệp của người chăm sóc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm “Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt”

Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt thể hiện ở các khía cạnh: nhận thức về bản chất của bệnh; các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh; độ tuổi khởi phát bệnh; tỉ lệ mắc bệnh theo giới tính; triệu chứng của bệnh; điều trị bệnh và chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Có nhiều khái niệm về nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân

liệt, tuy nhiên chúng tôi chọn khái niệm: Nhận thức của người chăm sóc về bệnh

tâm thần phân liệt chính là việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt; xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của bệnh, các phương pháp điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt để từ đó tìm kiếm một sự giúp đỡ thích hợp và định hướng họ trong việc chăm sóc bệnh nhân..

Đề tài đã chỉ ra được thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt trên từng khía cạnh cụ thể:

Nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt, người chăm sóc đã có những nhìn nhận đúng hơn về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng vẫn còn một lượng lớn người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh thần kinh, bệnh nan y không thể chữa khỏi, một bộ phận nhỏ cho rằng bệnh do ma nhập.

Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt, người chăm sóc nhấn mạnh đến các yếu tố bên ngoài như các sang chấn tâm lý, sống trong căng thẳng thường xuyên v.v. chứ chưa biết nhiều đến các yếu tố bên trong như di truyền và các yếu tố liên quan khác.

Về triệu chứng, độ tuổi khởi phát, tỉ lệ mắc bệnh theo giới tính. Đây là những khía cạnh nhận thức được người chăm sóc nhận thức tốt. Vì đây là những mặt biểu

hiện ra bên ngoài người chăm sóc dễ dàng nhận thấy được. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận người chăm sóc có nhận thức chưa đúng như: nhận biết sai một số triệu chứng không phải của bệnh tâm thần phân liệt như lên cơn co giật; đau tức ngực; cho rằng bệnh tâm thần phân liệt nam mắc nhiều hơn nữ và không biết đến độ tuổi khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt cũng như tỉ lệ mắc bệnh.

Về khía cạnh điều trị, phần lớn người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt không thể điều trị được hoặc không rõ có điều trị được không. Về các biện pháp điều trị, người chăm sóc đều biết đến và sử dụng thường xuyên một số biện pháp được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt tại địa bàn nghiên cứu như: hóa dược, liệu pháp thể dục thể thao, liệu pháp lao động. Một số liệu pháp âm nhạc; hội họa; liệu pháp tâm lý; sốc điện được rất ít người chăm sóc biết đến và cũng ít sử dụng.

Về khía cạnh chăm sóc, người chăm sóc đều nhận thức rõ việc chăm sóc tổng thể tất cả các vấn đề như ăn uống, điều trị thuốc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt là cần thiết tuy nhiên trong chăm sóc, người chăm sóc vẫn chỉ tập trung vào điều trị hóa dược, việc phục hồi chức năng chưa được quan tâm nhiều

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối ngƣời chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt

-Người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt cần chủ động cập nhật, tìm hiểu kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt để có thể bổ sung kiến thức của mình, từ đó góp phần chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt được tốt hơn. Bởi khi bệnh nhân được chăm sóc tốt kết hợp với phục hồi chức năng, bệnh nhân sẽ sớm hòa nhập được với cộng đồng, giảm tình trạng tái phát bệnh, từ đó gia đình cũng bớt đi một phần gánh nặng về kinh tế, người chăm sóc cũng như sự kỳ thị của những người xung quanh. - Người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt chủ yếu tập trung vào độ tuổi trung niên, chính vì vậy để có thể nâng cao hiểu biết của mình về bệnh tâm thần phân liệt người chăm sóc có thể chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của các cán bộ y tế, bác sĩ điều trị hay những cán bộ chăm sóc giáo dục sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Ngoài ra có thể nhờ sự trợ giúp từ những người thân của mình- những người trẻ tuổi

cập nhật kiến thức để giúp những người chăm sóc có thể tiếp cận được những thông tin về bệnh tâm thần phân liệt một cách ngắn gọn và chính xác nhất.

- Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt là một công việc vô cùng áp lực và kéo theo nhiều gánh nặng về mặt sức lực, tài chính, tâm lý. Vì vậy người chăm sóc cần chấp nhận bệnh nhân tâm thần phân liệt, chăm sóc tốt cho bệnh nhân tâm thần phân liệt để bệnh nhân mau chóng hồi phục, hòa nhập với cộng đồng từ đó giảm đi những căng thẳng, áp lực khi gia đình có một bệnh nhân tâm thần phân liệt

2.2. Đối với các cán bộ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng

-Thường xuyên quan tâm tới việc dùng thuốc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng. Bởi hiện nay việc cấp phát thuốc hàng tháng cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt quản lý tại cộng đồng đang được thực hiện rất tốt, tuy nhiên vấn đề kiểm soát thuốc, kiểm tra thường xuyên quá trình dùng thuốc của bệnh nhân tại gia đình lại chưa được qua tâm điều này dẫn tới tình trạng bệnh nhân bỏ thuốc, dùng thuốc không đúng liều, không đúng chỉ định dẫn tới hiệu quả điều trị chưa được cao.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe tâm thần định kỳ để người chăm sóc nhận thức tốt hơn về bệnh tâm thần phân liệt.

2.3. Về phía bệnh viện

- Thành lập bộ phận tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khỏe tâm thần tới mọi

người thân của bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện

- Gia tăng vai trò của bác sĩ và điều dưỡng viên trong việc kết hợp giữa điều trị và

tư vấn giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc

- Bổ sung về nhân lực cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc phục hồi chức năng

cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, đa dạng hóa các liệu pháp điều trị thiên về phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:

1. Nguyễn Thị Dung (2014) Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tại nhà trên địa bàn

tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam

định.

2. Vũ Dũng (chủbiên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB từ điển Bách Khoa, Hà

Nội.

3. Cao Tiến Đức (2015), Bệnh học tâm thần, NXB Quân đội nhân dân

4. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014) (chủ biên), Sổ tay hướng dẫn thực hành công tác xã

hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Bùi Quang Huy (2009), Bệnh tâm thần phân liệt, NXB Y học, Hà Nội.

6. Bùi Quang Huy (2010), Tâm thần phân liệt, NXB Y học, trang 62-83

7.Bùi Quang Huy (2012), Giáo trình điều dưỡng tâm thần, nhà xuất bản quân đội

nhân dân, trang 48-51

8. Kebicop (1980) - Tâm thần học, NXB Mir - Matxcơva, NXB Y học Hà Nội.

Trang 242 - 263.

9. Đinh Quốc Khánh, Trần Hữu Bình, Nguyễn Thanh Hương (2011), “Kiến thức -

thái độ - thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở huyện Bình Xuyên,Vĩnh Phúc, năm 2010”, Tạp

chí Y tế Công Cộng, số 21, 10 /2011.

10. Lomow (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Lê Hoàng Nhân (2015), Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm

thần phân liệt đang điều trị tại nhà” của Tạp chí Y tế Công Cộng, số 9, 08-2015.

12. Hoàng phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

13. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Sinh Phúc (2007), Tâm thần học và

Tâm lý Y học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội

14. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên-2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB

15. Phạm Gia Trân (2011), Tóm tắt bài giảng môn học sức khỏe cộng đồng, Đại học mở Tp.Hồ Chí Minh, khoa xã hội học và công tác xã hội.

16. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý học, NXB Thế giới, Hà Nội.

Tiếng Anh

17. American Psychiatry Association (2013), Diagnostic and Statistic Manual of

Mantal Disorders (DSM), 5th ed. American Psychiatry Association, Washington

DC.

18.Health Promotion Agency (2006), Public attitudes,perceptions andunderstanding

of mental health in Northern Ireland, Health Promotion Agency for Northern Ireland.

19. Health Service Executive (2007), Mental Health in Ireland: Awareness and 87

Attitudes, Health Service Executive.

20. Kaplan & Sadock (2009), Comprehensive Textbook of Psychiatry, 9th Ed.

Lippincott Williams & Wilkins.

21.Michel Hersen and Johan Rosqvist (2007), Hanbook of Psychological

Assessment Case Conceptualization, volume1: Adults.

22. Jorm (1997). "Mental health literacy": a survey of the public's ability to

recognise mental disorders and their beliefs about the effectiveness of treatment.

Medical Journal of Australia, 166, 182-186.

23. Guy, Sarah. "Mental Health Literacy and Postpartum Depression: A Qualitative

Description of Views of Lower Income Women". Archives of Psychiatric

Nursing. 28: 256–262.

24. Phyllis và Jintana Yunibhand (2008) Tactful Monitoring: How Thai Caregivers

Manage Their Relative with Schizophrenia at Home,Issues in Mental Health

Nursing , Volume 29, 2008 - Issue 1.

25. Prashant Talwar và Shevonne Tresa Matheiken (2010)Caregivers in

schizophrenia: A cross Cultural Perspective, Indian Journal of Psychological

26.World Federation for Mental Health (2014), Caregiving and Mental Illness,

Occoquan, VA, 22125 USA, tr4

27. World Federation for Mental Health (2014), Living with Schizophrenia,

Occoquan, VA 22125 USA. Trang web: 28.https://www.researchgate.net/publication/315464108_SU126_The_Burden_of_C aregiving_in_a_Brazilian_Sample_of_Outpatients_With_Schizophrenia 29.http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bao-cao-hoi-nghi-khoa-hoc-chao-mung- 65-nam-truyen-thong-bvqy103/hoi-nghi-khoa-hoc-dieu-duong/cac-bao- cao/2015-12/1386 30. https://bvtthan.thuathienhue.gov.vn/?gd=5&cn=97&tc=1091

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi điều tra

PHIẾU KHẢO SÁT NGƢỜI NHÀ NGƢỜI BỆNH

Kính thưa ông/bà

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân, chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học về nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt. Để có được các cứ liệu khoa học, khách quan, xin ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Các câu trả lời của ông/bà chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và không sử dụng với các mục đích khác.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!

Phần 1: Thông tin cá nhân

a. Thông tin của ngƣời chăm sóc:

1. Giới tính: 2. Tuổi: 3.Nghề nghiệp: 4. Trình độ học vấn cao

nhất:

5. Mối quan hệ với bệnh nhân: 6. Thu nhập bình quân của gia đình

anh/chị:

b. Thông tin của bệnh nhân:

7. Giới tính: 8. Tuổi: 9.Nghề nghiệp: 10. Trình độ học vấn cao

nhất

11. Số năm bị bệnh của bệnh nhân: 12. Số lần tái phát:

Phần 2: Câu hỏi

Câu 1: Theo ông/bà thế nào là bệnh tâm thần phân liệt? (đánh dấu “X” vào tất cả các lựa chọn mà ông/bà cho là đúng)

□ (1) Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh

□ (2) Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần chưa rõ căn nguyên □ (3) Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh do ma nhập

□ (4) Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh nan y không thể chữa khỏi □ (5) Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời

Câu 2: Ông/bà tìm hiểu thông tin về bệnh tâm thần phân liệt qua những kênh thông tin nào?(đánh dấu “X” vào tất cả các kênh thông tin mà ông bà từng tìm hiểu)

□ (1) Ti vi □ (2) Loa phát thanh □ (3)Sách báo □ (4) Radio □ (5)Bác sĩ

điều trị□ (6) Nhân viên y tế □ (7)Những người xung quanh □ (8) Tờ rơi □ (9)

Không tìm hiểu

Câu 3: Theo ông/bà bệnh tâm thần phân thường khởi phát ở lứa tuổi nào?(Đánh dấu “X” vào đáp án mà ông bà cho rằng đúng nhất)

□ (1)Trẻ em □ (2)Thanh thiếu niên □ (3)Trung niên □ (4)Người già □ (5)Không rõ

Câu 4: Ông/bà hãy cho biết hiểu biết của mình về tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt?(Đánh dấu “X” vào đáp án mà ông bà cho rằng đúng nhất)

□ (1) Nam nhiều hơn nữ □ (2) Nữ nhiều hơn nam

□ (3) Mọi đối tượng như nhau □(4) Không rõ

Câu 5: Anh/chị hãy cho biết hiểu biết của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến sự khởi phát và phát triển của bệnh tâm thần phân liệt trong các câu dưới đây?

STT Nguyên nhân Mức độ Đúng Đúng một phần Không Sai 1 Do di truyền 2

Do môi trường gia đình (Gia đình có nhiều mối quan hệ căng thẳng, không được người thân quan tâm…)

3 Do môi trường tự nhiên (ăn uống các

chất độc hại, môi trường ô nhiễm)

4 Do môi trường xã hội (những biến

phó kịp: thay đổi việc làm, mất việc, kinh tế khó khăn….)

5 Do ma quỷ

6 Do chấn thương tâm lý

7 Do sự bất thường của cấu trúc não

8

Nhưng yếu tố liên quan đến quá trình mang thai, sinh đẻ (mẹ nhiễm virus khi mang thai, sinh non…)

9 Nguyên nhân khác………..

Câu 6: Ông/bà cho biết hiểu biết về mình về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt trong các triệu chứng dưới đây?

Triệu chứng Các mức độ Đúng Đúng một phần Không Sai

Hoang tưởng (có những niềm tin sai lầm như bị hại, có tội, nghĩ mình có tài năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 82 - 99)