Nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 60 - 62)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của ngườ

3.2.3. Nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt được đưa ra từ các tác giả khác nhau. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều có một điểm chung khi cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần chưa có căn nguyên rõ ràng, bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính và phải điều trị cả đời. Tuy nhiên không phải người chăm sóc nào cũng được tiếp cận và hiểu rõ, hiểu đúng về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt. Vậy người chăm sóc hiểu như thế nào về bệnh tâm thần phân liệt?

Bảng 3.2 : Nhận thức của người chăm sóc về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt

STT Bản chất của bệnh tâm thần phân liệt Tỉ lệ %

1 Là bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính phải điều trị

cả đời 80.2%

2 Là bệnh thần kinh* 63.2%

3 Là bệnh tâm thần căn nguyên chưa rõ ràng 52.8%

4 Là bệnh nan y không thể chữa khỏi * 50.9%

5 Là bệnh âm, do ma nhập* 9.4%

(*): Các ý kiến sai

Kết quả từ bảng số liệu cho thấy người chăm sóc đã có những cái nhìn đúng đắn hơn về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt bởi những quan điểm như bệnh tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần chưa rõ căn nguyên; bệnh tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời đều có điểm trung bình ở mức cao. Tuy nhiên những người chăm sóc có quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt khi cho

rằng đây là bệnh thần kinh; là bệnh nan y không thể chữa khỏi; là bệnh âm do ma nhập vẫn còn nhiều.

Trong các quan điểm về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt, quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính phải điều trị cả đời có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=0.80, ĐLC=0.40), chiếm 80.2%. Có được kết quả như vậy một phần là do quá trình tự tìm hiểu các kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc. Mặt khác, trong thời gian gần đây các bác sĩ và cán bộ y tế cũng quan tâm hơn đến việc giáo dục sức khỏe cho người nhà các kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt để gia đình có thể hiểu hơn về bệnh này. Điều này sẽ giúp người nhà ý thức hơn về việc sống chung với bệnh nhân tâm thần và hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại nhà đểx quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Quan điểm bệnh tâm thần phân liệt là bệnh âm do ma nhập có điểm trung bình thấp nhất (ĐTB=0.09, ĐLC=0.29), chiếm 9.4%. Đây là một kết quả đáng mừng vì đây là một quan niệm dân gian từ xa xưa cho rằng những người bị tâm thần/ bệnh điên là do ma nhập hoặc với quan điểm cho rằng đời cha ăn mặn đời con khát nước. Tuy nhiên đây là ý kiến khi nền y học chưa được phát triển. Hiện nay khi y học phát triển, trình độ chuyên môn của các bác sĩ được nâng cao, việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn cùng với việc con người nhận thức tốt hơn thì quan điểm cho rằng bệnh tâm thần do ma nhập cũng giảm đi.

Có một điều đáng lưu ý là vẫn còn 63.2% người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh (ĐTB=0.63; ĐLC=0.48); 50.9% người chăm sóc cho rằng đây là bệnh nan y không thể chữa khỏi (ĐTB=0.50, ĐLC=0.50), có thể thấy đây là những con số không hề nhỏ thể hiện những quan điểm sai lầm về bản chất bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc, sự sai lầm này có thể xuất phát từ sự nhầm lẫn giữa các khái niệm với nhau như khái niệm bệnh thần kinh-bệnh tâm thần/bệnh điên hay giữa khái niệm bệnh mãn tính và bệnh nan y. Sự nhầm lẫn này là khó tránh khỏi đối với những người chăm sóc có trình độ học vấn thấp và chủ yếu là nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 60 - 62)