Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh tâm thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của ngườ

3.2.4. Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh tâm thần

thần kinh, có người chăm sóc trả lời “Tôi nghe người ta nói thế” hay “ Nằm viện

thần kinh thì chả phải bệnh thần kinh thì bệnh gì nữa”.

Kết quả khảo sát này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thực hiện tại bệnh viện quân y 103 khi kết luận nhiều người chăm sóc vẫn cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh, là bệnh nan y không thể chữa khỏi [29].Hay nhận xét của của Bùi Quang Huy (2010) khi cho rằng, nhận thức lệch lạc của người chăm sóc chính tỏ ngành tâm thần chưa làm tốt công việc giáo dục và tuyên truyền về bệnh tâm thần phân liệt [6]

3.2.4. Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh tâm thần phân liệt thần phân liệt

Nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt chưa được biết rõ, tuy nhiên sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh và yếu tố từ môi trường bên ngoài được nhiều tác giả đồng ý có liên quan đến sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt. Có một số yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh như di truyền, yếu tố sang chấn tâm lý, các yếu tố về môi trường gia đình, môi trường xã hội, sự bất thường trong cấu trúc não và các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình sinh đẻ v.v.

Bảng 3.3: Nhận thức của người chăm sóc về các yếu tố liên quan đến sự khởi phát và phát triển bệnh tâm thần phân liệt

Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC Các yếu tố tác động trực tiếp

Yếu tố tâm lý (sang chấn tâm lý…) 3.16 0.97

Yếu tố từ môi trường xã hội ( căng thẳng trong công

việc, kinh tế khó khăn…) 3.03 0.91

Yếu tố từ môi trường gia đình (căng thẳng trong gia

đình…) 2.94 0.95

trường….)* Yếu tố ma quỷ* 1.78 1.17 Các yếu tố nguy cơ

Sự bất thường trong cấu trúc não 2.58 1.08

Yếu tố di truyền 2.39 1.14

Các yếu tố liên quan đến quá trình sinh đẻ (sinh non, bị ngạt trong khi sinh, mẹ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai…)

1.83 0.69

* Những yếu tốsai

Nhìn vào bảng 3.3, có thể thấy nhận thức của người chăm sóc về nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt đạt điểm trung bình từ 1.78 đến 3.16, nghĩa là từ mức độ trung bình đến cao và không có điểm ở mức độ thấp và mức rất cao. Người chăm sóc chủ yếu đánh giá cao những yếu tố tác động trực tiếp từ bên ngoài còn những yếu tố về nội sinh, yếu tố nguy cơ thì người chăm sóc đánh giá sự ảnh hưởng đến bệnh tâm thần phân liệt ở mức độ ít hơn.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt, thì nhóm yếu tố tác động trực tiếp có điểm trung bình cao hơn nhóm còn lại trong đó yếu tố sang chấn tâm lý có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.16, ĐLC=0.97) và yếu tố có điểm trung bình thấp nhất là yếu tố do ma quỷ (ĐTB=1.78, ĐLC=1.17).

Sự khởi phát bệnh tâm thần phần phân liệt được cho rằng là có sự tác động qua lại giữa yếu tố nội sinh và yếu tố từ môi trường bên ngoài. Và người bệnh thường khởi phát bệnh khi có những yếu tố không thuận lợi từ môi trường bên ngoài tác động tới. Chính vì vậy những người chăm sóc cho rằng những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt cũng là điều dễ hiểu bởi đó là những sự kiện mà người chăm sóc dễ dàng nhận thấy trong quá trình chung sống cùng bệnh nhân. Các yếu tố khác có điểm trung bình lần lượt:

Yếu tố từ môi trường xã hội (ĐTB=3.03, ĐLC=0.91); Yếu tố từ môi trường gia đình (ĐTB=2.94, ĐLC=0.95); Yếu tố môi trường tự nhiên (ĐTB=2.30, ĐLC=1.05).

Kết quả này cũng phù hợp với ý kiến của Kerbikop O.V. khi cho rằng, bệnh tâm thần phân liệt thường khởi phát hoặc tái phát sau chấn thương tâm lý, nhiễm khuẩn hoặc sau sinh [8].

Cannon & Clarke (2005) cũng kết luận rằng các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và khởi phát bệnh tâm thần phân liệt. Các sự kiện căng thẳng tương tác với các yếu tố dễ bị tổn thương như di truyền, sinh học dẫn đến sự xuất hiện và tái phát của bệnh tâm thần phân liệt. Hay việc tiếp xúc với các chấn thương cũng có thể dẫn đến sự phát triển rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt. Sự có mặt của PTSD ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn, tỉ lệ PTSD ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt dao động từ 29% đến 43% [21].

Butzlaff & Hooley (1998) cũng cho rằng, yếu tố gia đình không gây nên bệnh tâm thần phân liệt nhưng sự tương tác trong gia đình như thái độ phê bình, thiếu quan tâm là những yếu tố tiên đoán mạnh mẽ sự tái phát của bệnh tâm thần phân liệt [21].

Để làm rõ hơn nội dung này, tôi đã tiến hành hỏi thêm một số người chăm sóc về quá trình khởi phát bệnh của bệnh nhân, bác Nguyễn Thị L mẹ của bệnh nhân

Nguyễn Văn T cho biết: “ Hai vợ chồng con tôi cãi nhau, con dâu tôi bỏ về nhà ngoại, chồng nó sang tìm nhưng con dâu tôi không về. Bực quá con trai tôi đốt hết giường chiếu rồi phát bệnh”.

Nhóm yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt, chúng tôi gọi nhóm này là nhóm yếu tố nguy cơ. Trong nhóm này có yếu tố sự bất thường của cấu trúc não có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=2.58, ĐLC=1.08), kế đến là yếu tố di truyền (ĐTB=2.39, ĐLC=1.14) và thấp nhất là yếu tố liên quan đến quá trình sinh nở (ĐTB=1.83, ĐLC=0.69). Nhìn vào điểm trung bình của nhóm này, nhìn chung người chăm sóc đều cho rằng chúng ít ảnh hưởng đến bệnh tâm

thần phân liệt, nhưng đây là một nhóm có tác động mạnh mẽ mang tính quyết định đến sự khởi phát của bệnh tâm thần phần liệt, đặc biệt là yếu tố di truyền. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của di truyền đến sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt đã được chứng minh rất nhiều qua các nghiên cứu khác nhau. Gilmore & Murray (2006) cho rằngmẹ bị cúm hoặc nhiễm trùng khi mang thai, dị tật ở tử cung, trẻ sơ sinh nhẹ cân, tiểu đường trong thai kỳ, thiếu oxy huyết, các biến chứng sản khoa có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt tăng cao [21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 62 - 65)