Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của ngườ

3.2.5. Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng là điều mà người chăm sóc dễ dàng nhận thấy nhất, với bệnh tâm thần phân liệt, các triệu chứng không tồn tại đơn lẻ mà là tập hợp các triệu chứng. Thông thường trong bệnh cảnh tâm thần phân liệt thường có các nhóm triệu chứng như: triệu chứng báo trước, thường xuất hiện với các rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ/ít ngủ); đau đầu, hay mệt mỏi, tính tình của bệnh nhân trở nên thất thường hay cáu gắt, hiệu suất công việc/ học tập bị suy giảm rõ rệt. Ngoài ra còn có các nhóm triệu chứng dương tính; triệu chứng âm tính; các rối loạn tổ chức và chuyển động cơ thể bất thường. Bảng kết quả dưới đây mô tả nhận thức của người chăm sóc về các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.

Bảng 3.4: Nhận thức của người chăm sóc về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng ĐTB ĐLC Triệu chứng dương tính Hoang tưởng 3.66 0.69 Ảo giác 3.57 0.81 Kích động, quậy phá 3.33 0.97 Triệu chứng âm tính

Nói nhảm, nói linh tinh, nói một mình 3.79 0.49

Cảm xúc thất thường, lúc tăng, lúc giảm 3.74 0.51

Giảm/mất hứng thú với những hoạt động trước đây 3.56 0.66

Không tự chăm sóc được bản thân 3.14 0.97

Cách ly với xã hội, không tham gia các hoạt động

của tập thể 3.49 0.78 Có ý nghĩ tự sát 2.55 1.26 Rối loạn tổ chức và vận động cơ thể bất thường

Thường xuyên giữ một tư thế 2.32 1.15

Lên cơn co giật * 2.21 1.19

Đi lang thang 3.15 1.17

Triệu chứng báo hiệu

Hay đau đầu 2.98 1.04

Hay phàn nàn về việc đau tức ngực* 2.54 1.15

Hay kêu mệt mỏi, chán chường* 2.96 1.00

Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ/ít ngủ) 3.74 0.60

Dễ cáu giận 3.61 0.67

(*): Các yếu tố sai

Qua bảng kết quả 3.4, ta có thể thấy, người chăm sóc nhận thức tốt về các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.

Nhóm triệu chứng dương tính, đây là những triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Triệu chứng dương tính rất đa dạng và phong phú, luôn luôn biến đổi, xuất hiện nhất thời và mất đi hoặc thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác. Đây là nhóm triệu chứng dễ dàng nhận ra nhất chính vì vậy điểm trung bình của nhóm triệu chứng này khá cao. Trong nhóm này, triệu chứng hoang tưởng có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.66, ĐLC=0.69); triệu chứng có điểm trung bình

thấp nhất là triệu chứng kích động quậy phá (ĐTB=3.33, ĐLC=0.97); triệu chứng ảo giác có điểm trung bình (ĐTB=3.57, ĐLC=0.81)

Triệu chứng âm tính là những triệu chứng làm biến đổi nhân cách bệnh nhân một cách nhanh chóng, rõ rệt, đây là nhóm triệu chứng thể hiện sự khuyết thiếu những phản ứng đặc thù về cảm xúc, ngôn ngữ hay động lực, nó thường ổn định theo thời gian. Trong nhóm này, triệu chứng nói nhảm/nói linh tinh/nói một mình có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.79, ĐLC=0.49); triệu chứng có hành vi tự sát có điểm trung bình thấp nhất (ĐTB=2.55, ĐLC=1.26), đây cũng là một điều dễ hiểu vì những ý tưởng tự sát không phải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt nào cũng xuất hiện, triệu chứng này phổ biến hơn đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh tâm thần phân liệt lâu năm, hoặc ở các thể bệnh như trầm cảm sau phân liệt, tâm thần phân liệt thể di chứng. Các triệu chứng còn lại có điểm trung bình lần lượt là: Cảm xúc thất thường, lúc tăng, lúc giảm (ĐTB=3.74, ĐLC=0.51); Giảm sút khả năng lao động, học tập (ĐTB=3.64, ĐLC=0.65); Không tự chăm sóc được bản thân (ĐTB=3.14, ĐLC=0.97); Cách ly với xã hội, không tham gia các hoạt động của tập thể (ĐTB=3.49, ĐLC=0.78).

Các rối loạn về tổ chức và chuyển động cơ thể bất thường, đây là nhóm khó phân biệt được là tích cực hay tiêu cực. Trong nhóm này, triệu chứng đi lang thang có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.15, ĐLC=1.17), triệu chứng có điểm trung bình thấp nhất là lên cơn co giật (ĐTB=2.21, ĐLC=1.19), đây không phải là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, triệu chứng này có điểm trung bình thấp thể hiện người chăm sóc đã có sự phân biệt được các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, tuy nhiên vẫn còn một số người chăm sóc nhầm lẫn đây là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Triệu chứng thường xuyên giữ một tư thế cũng có điểm trung bình khá thấp (ĐTB=2.32, ĐLC=1.15), có thể giải thích vì đây là một triệu chứng hiếm gặp, chỉ xuất hiện trong bệnh tâm thần phân liệt thể căng trương lực, nếu chỉ nhờ vào việc quan sát và kinh nghiệm chăm sóc thì việc nhiều người chăm sóc không biết đến triệu chứng này cũng là một điều dễ hiểu.

Trong nhóm triệu chứng báo trước, triệu chứng rối loạn giấc ngủ (mất ngủ/ít ngủ) có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.74, ĐLC=0.60); tiếp đến là triệu chứng dễ cáu giận (ĐTB=3.61, ĐLC=0.67); triệu chứng đau đầu (ĐTB=2.98, ĐLC=1.04). Vẫn còn một số người chăm sóc nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, cụ thể những triệu chứng không phải của bệnh tâm thần phân liệt vẫn được lựa chọn nhiều, cụ thể như triệu chứng hay phàn nàn về việc đau tức ngực (ĐTB=2.54, ĐLC=1.15); triệu chứng hay kêu mệt mỏi chán chường (ĐTB=2.96, ĐLC=1.00)

Để làm rõ thêm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt, chúng tôi có hỏi thêm bác Lê Văn L, mẹ của bệnh nhân Lê Văn A thì được biết: “Cháu nhà tôi nó bị mất ngủ kéo dài, không đi làm được, rồi cứ ngồi nói linh tinh

một mình, bố mẹ nấu ăn cháu cũng không ăn vì cho rằng bố mẹ cho thuốc độc vào thức ăn, thấy vậy nên mọi người nói cho cháu vào viện điể trị”

Trong các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, triệu chứng mất ngủ, nói linh tinh, hoang tưởng là một trong những triệu chứng có điểm trung bình cao nhất. Bởi đây là những triệu chứng dễ dàng nhận thấy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Bùi Quang Huy (2010) khi cho rằng đa số bệnh nhân tâm thần phân liệt khởi phát bằng triệu chứng mất ngủ[6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 65 - 68)