Nhận thức về các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 70 - 74)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của ngườ

3.2.6.2. Nhận thức về các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nếu có những liệu pháp được sử dụng thường xuyên được nhiều người biết đến thì cũng có những liệu pháp ít được sử dụng và có ít người biết đến. Trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt những liệu pháp được sử dụng phổ biến như liệu pháp hóa dược (dùng thuốc); liệu pháp sốc điện; liệu pháp tâm lý; liệu pháp phục hồi chức năng (liệu pháp lao động, liệu pháp thể dục thể thao, liệu pháp hội họa) trong đó cũng phải kể đến một liệu pháp được rất nhiều người biết đến nhưng không có tác dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt là việc nhờ thầy cúng làm lễ. Biểu đồ dưới đây mô tả nhận thức của người chăm sóc về các liệu pháp được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Biểu đồ 3.4: Nhận thức của người chăm sóc về các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt

Qua biểu đồ 3.4 có thể nhóm các liệu pháp được người chăm sóc biết nhiều rơi vào các liệu pháp như: liệu pháp hóa dược; Nhờ thầy cúng làm lễ; liệu pháp lao động; liệu pháp thể dục thể thao. Các liệu pháp như liệu pháp tâm lý; liệu pháp âm nhạc; liệu pháp sốc điện; liệu pháp hội họa được ít người biết đến hơn.

3.92 3.42 3.33 3.12 2.66 2.57 1.24 1.11 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Dùng thuốc Nhờ thầy cúng làm lễ Liệu pháp lao động thể dục thể Liệu pháp thao Liệu pháp tâm lý Liệu pháp âm nhạc Liệu pháp

sốc điện Liệu pháp hội họa

Trong tất cả các liệu pháp được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, liệu pháp hóa dược (dùng thuốc) có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.92). Có thể thấy cho tới thời điểm hiện tại, liệu pháp hóa dược vẫn là liệu pháp hiệu quả nhất và được nhiều người chăm sóc biết đến nhất bởi thuốc có tác dụng nhanh nhất trong việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và duy trì một trạng thái tâm thần ổn định.

Liệu pháp có điểm trung bình cao thứ hai được nhiều người chăm sóc biết đến là việc nhờ thầy cúng làm lễ (ĐTB=3.42), đây không được coi là một liệu pháp được sử dụng trong trị liệu cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, nhưng vì theo quan niệm dân gian từ xa xưa cho rằng những người bị tâm thần/ bệnh điên là do ma nhập hoặc với quan điểm cho rằng đời cha ăn mặn đời con khát nước nên vẫn được nhiều người áp dụng. Khi nền y học phát triển, trình độ chuyên môn tăng lên cùng với việc nhờ thấy cúng làm lễ không làm giảm được tình trạng bệnh nên hiện nay ít người còn sử dụng đến biện pháp này, chỉ một số bệnh nhân mới khởi phát bệnh thì gia đình vẫn tìm đến biện pháp này sau đó mới cho bệnh nhân đến chữa trị tại bệnh viện.

Hai liệu pháp có điểm trung bình khá cao là liệu pháp lao động và liệu pháp thể dục thể thao có điểm trung bình lần lượt là 3.33 và 3.12. Lao động và thể dục thể thao tạo điều kiện cho bệnh nhân phát triển về cơ thể, thoải mái về tinh thần giúp bệnh nhân phục hồi lại các chức năng khi chưa bị bệnh. Đây cũng là các liệu pháp được sử dụng rất phổ biến tại các bệnh viện tâm thần và cả địa bàn nghiên cứu. Qua quan sát thì các bệnh nhân ở đây được thực hiện một số công việc như: làm chiếu, làm chổi; làm vườn (trồng rau, làm cỏ, tưới cây…); quét nhà; dọn vệ sinh; tập thể dục buổi sáng; chơi cầu lông… Đây là những hoạt động tạo được sự thích thú cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống xã hội và các nhóm tập thể. Chính vì tính phổ biến của liệu pháp này mà nó được nhiều người chăm sóc biết đến là điều vô cùng dễ hiểu.

Liệu pháp hôi họa và liệu pháp sốc điện là 2 liệu pháp có điểm trung bình thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 1.11 và 1.24. Với liệu pháp sốc điện, ngoài

những hạn chế của phương pháp sốc điện như nguy hiểm, sốc điện cũng cần một đội ngũ bác sĩ có tay nghề và máy móc phải được trang bị hiện đại, an toàn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Còn liệu pháp hội họa cũng cần những người được đào tạo chuyên sâu về trị liệu mới có thể thu được kết quả cao. Chính vì vậy phương pháp này hiện nay vẫn chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi tại các bệnh viện tâm thần nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng. Nên đa số người chăm sóc chưa biết đến các liệu pháp này.

Hai liệu pháp có điểm trung bình khá thấp là liệu pháp âm nhạc và liệu pháp tâm lý với điểm trung bình lần lượt là 2.57 và 2.66. Đây cũng là hai liệu pháp được sử dụng nhiều, tuy nhiên không nhiều người chăm sóc biết đến hai liệu pháp này.

3.2.6.3.Thực trạng sử dụng các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt

Qua đánh giá nhận thức của người chăm sóc về các biện pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể thấy người chăm sóc nhìn chung đều biết đến các biện pháp điều trị được đưa ra trong nghiên cứu. Việc biết đến kết hợp với điều trị thường xuyên, ổn định sẽ đem lại kết quả tốt hơn trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Biểu đồ 3.5: Thực trạng sử dụng các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt 3.89 1.03 2.1 2.08 1 2.42 2.33 2.22 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Dùng thuốc Sốc điện Liệu pháp tâm lý Liệu pháp âm nhạc Liệu pháp hội họa Liệu pháp thể dục thể thao Liệu pháp lao động Nhờ thầy cúng làm lễ Điểm trung bình

Qua biểu đồ 3.5 có thể thấy, người chăm sóc áp dụng các biện pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt chủ yếu từ mức thấp đến trung bình. Chỉ có liệu pháp hóa dược (dùng thuốc) là được người chăm sóc thường xuyên sử dụng.

Trong các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, liệu pháp dùng thuốc có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=3.89). Điều này có thể giải thích rằng, thuốc là liệu pháp nền tảng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt. Chỉ có thể dùng thuốc các triệu chứng của bệnh mới được kiểm soát, trạng thái tâm thần mới được duy trì một cách ổn định và bệnh nhân chỉ ổn định người chăm sóc mới có thể áp dụng các liệu pháp điều trị kết hợp khác. Mặt khác, điều trị bằng thuốc đều đặn sẽ hạn chế được tình trạng tái phát của bệnh, làm cuộc sống gia đình của bệnh nhân và người chăm sóc ổn định hơn. Bởi đối với bệnh tâm thần phân liệt, nếu không được dùng thuốc đều đặn, thường xuyên người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát cao. Khi bệnh tái phát người chăm sóc sẽ không thể kiểm soát được và bắt buộc phải đến việc điều trị. Với một bệnh mãn tính, việc đi viện thường xuyên sẽ làm khó khăn về kinh tế, cuộc sống gia đình bị xáo trộn. Chính vì vậy các bác sĩ điều trị và cán bộ y tế luôn dặn dò người chăm sóc trong việc dùng thuốc cho bệnh nhân trước khi bệnh nhân ra viện.

Liệu pháp sốc điện và hội họa là hai liệu pháp có điểm trung bình thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 1.03 và 1.00. Đây là hai liệu pháp không được người chăm sóc sử dụng trong điều trị bởi hai liệu pháp này đòi hỏi người có trình độ chuyên môn như bác sĩ, những người điều trị mới có thể thực hiện được. Người chăm sóc không phải là những người có thể thực hiện được các liệu pháp này.

Các liệu pháp khác có điểm thực hiện cũng khá thấp, liệu pháp tâm lý (ĐTB=2.1); liệu pháp âm nhạc (ĐTB=2.08); liệu pháp thể dục thể thao (ĐTB=2.42); liệu pháp lao động (ĐTB=2.33). Đây là những liệu pháp nhằm ổn định tâm lý và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần, tuy nhiên những liệu pháp này lại không được chú trọng. Có thể lý giải những liệu pháp này không được nhiều người chăm sóc sử dụng trong trị liệu vì những liệu pháp tâm lý, liệu pháp phục hồi chức năng đem lại kết quả chậm và không rõ ràng, đặc biệt là khi so sánh với liệu

pháp hóa dược chính vì vậy người chăm sóc ít sử dụng đến những liệu pháp này cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 70 - 74)