Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của ngườ

3.2.7.2. Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà

Có thể nói người chăm sóc đều có nhận thức rất tốt đến các nội dung khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà. Vậy việc nhận thức tốt chi phối đến thực tế chăm sóc như thế nào. Bảng kết quả dưới đây mô tả thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà.

Bảng 3.6: Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà

STT Nội dung chăm sóc ĐTB ĐLC

1 Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ 2.96 0.94

2 Lấy thuốc định kỳ 2.89 0.90

3 Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng 2.85 0.92

4 Uống thuốc đúng giờ 2.83 1.00

5 Giúp đỡ, nhắc nhở trong các sinh hoạt cá nhân 2.71 0.93

6 Giảng giải cho bệnh nhân về bệnh tình của họ 2.39 0.92

7 Giúp đỡ trong hoạt động lao động 2.32 0.94

8 Cho bệnh nhân đi khám định kỳ 2.28 0.98

9 Hỗ trợ bệnh nhân trong các hoạt động giao tiếp, thể dục

thể thao, tái hòa nhập cộng đồng 2.24 1.02

Qua bảng kết quả 3.6 có thể thấy, điểm chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại gia đình chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Nội dung được người chăm sóc thực hiện tốt nhất là cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (ĐTB=2.96, ĐLC=0.94). Nội dung có điểm trung bình thấp nhất là việc hỗ trợ bệnh nhân trong các hoạt động giao tiếp, thể dục thể thao, tái hòa nhập cộng đồng (ĐTB=2.24; ĐLC=1.02). Các nội dung khác có điểm trung bình cũng không cao như lấy thuốc định kỳ (ĐTB=2.89, ĐLC=0.90); ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (ĐTB=2.85, ĐLC=0.92); uống thuốc đúng giờ (ĐTB=2.83; ĐLC=1.00); giúp đỡ/nhắc nhở người bệnh trong việc thực hiện các sinh hoạt cá nhân (ĐTB=2.71, ĐLC=0.93); giúp đỡ trong các hoạt động lao động (ĐTB=2.32, ĐLC=0.94); cần được khám định kỳ (ĐTB=2.82, ĐLC=0.98).

Có thể thấy mặc dù người chăm sóc đều đánh giá các nội dung trong chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà ở mức độ cao nhưng thực trạng chăm sóc lại chỉ đạt ở mức độ trung bình trong tất cả các nội dung trong đó có những nội dung như cho người bệnh uống thuốc đúng liều, đúng giờ, tái khám định kỳ v.v. được thực hiện tốt hơn, còn những hoạt động về phục hồi các chức năng cho người bệnh thì chưa được chú trọng. Hạn chế này có thể xuất phát từ những khó khăn mà người chăm sóc gặp phải trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tại gia đình. Trong nghiên cứu này, qua điều tra chúng tôi có chỉ ra một số khó khăn mà những người gặp phải đó là thiếu kiến thức về bệnh (ĐTB=0.60); thiếu kỹ năng xử trí, ứng xử với người bệnh sao cho phù hợp (ĐTB=0.57); khó khăn về kinh tế (ĐTB=0.50). Ngoài ra cũng còn một số yếu tố cản trở người chăm sóc như gia đình khó khăn phải làm ăn kinh tế nên không có người chăm sóc (ĐTB=0.34); sợ bệnh nhân (ĐTB=0.18).

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các tác giả Đinh Quốc Khánh, Trần Hữu Bình, Nguyễn Thanh Hương (2010) khi chỉ ra thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà, người chăm sóc chưa chú trọng đến việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt mà mới chỉ quan tâm tới việc điều trị thuốc cho người bệnh.

Để tìm hiểu thêm, chúng tôi có hỏi bác Đặng Thị N về việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà, bác cho biết “Hiện tại hằng ngày chúng tôi đi làm hết chỉ có mình

bệnh nhân ở nhà, việc uống thuốc cũng nhiều hôm bị quên, vệ sinh cá nhân thì bệnh nhân tự làm nhưng lười lắm không chịu vệ sinh cá nhân đâu cũng không chịu làm gì, tính tình hay cáu gắt nên chúng tôi cứ kệ thôi, bệnh ổn định là tốt rồi”.

3. 3. Các yếu tố liên quan đến nhận thức của ngƣời chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt (Trang 77 - 79)