Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trƣờng Đại học Khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 61 - 64)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trƣờng Đại học Khoa

3.1 Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Xã hội và Nhân văn

3.1.1 Thực trạng việc làm sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn qua số lượng sinh viên đã tìm được việc làm và việc làm đúng hội và Nhân văn qua số lượng sinh viên đã tìm được việc làm và việc làm đúng chuyên ngành

a. Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ngành Tâm lý học: Qua khảo sát 40 sinh viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Có 65% (26 sinh viên) sinh viên đã tìm được việc làm, trong đó công việc đúng chuyên ngành chiếm 55% công việc không đúng chuyên ngành chiếm 45%. Những công việc cụ thể sinh viên đang làm hiện nay như: làm công việc dạy trẻ tự kỉ tại các trung tâm, tham vấn học đường, nhân viên hành chính tại các doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh tự do tại nhà, hỗ trợ khách hàng….

- Sinh viên chưa tìm được việc làm chiếm 35% (14 sinh viên) những sinh viên chưa tìm được việc làm, hiện nay đang tiếp tục tham gia một số khóa học để nâng cao kiến thức, ở nhà làm công việc nội trợ, lập gia đình, một số khác vẫn tiếp tục tìm kiếm việc làm. Chia sẻ về những khó khăn khi đi tìm việc, sinh viên M.T

cho rằng: “Sau tốt nghiệp em ở lại Hà Nội tìm việc làm trong vòng nửa năm, nhưng

mãi không tìm kiếm được công việc nào đảm bảo được cuộc sống tại Hà Nội, em đã về quê và lập gia đình”. Cũng theo sinh viên, sau khi ra trường do còn yếu những kỹ năng cơ bản của quá trình tìm việc, thiếu kiến thức về ngoại ngữ, kiến thức về tin học, đây là những yêu cầu mà đơn vị tuyển dụng đòi hỏi ở sinh viên sau tốt nghiệp.

b. Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ngành học quản lý:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý hiện đã tìm được việc làm chiếm 62.5% (30 sinh viên), trong đó công việc đúng chuyên ngành chiếm 57%, công việc chưa phù hợp với chuyên ngành chiếm 43%. Một số công việc sinh viên

đang làm cụ thể: làm việc tại phòng nhân sự các công ty tư nhân, cơ quan nhà nước, cán bộ tư vấn tại trung tâm cai nghiện, nhân viên chăm sóc khách hàng, kế toán kho kiêm thủ quỹ, giáo viên mầm non, phòng đảm bảo chất lượng các doanh nghiệp và công việc kinh doanh tự do tại nhà…

Sinh viên chưa tìm được việc làm, đang trong quá trình tìm kiếm việc làm chiếm 37.5% (18 sinh viên), những sinh viên chưa tìm được việc làm hiện đang học thêm để nâng cao kiến thức, làm công việc nội trợ, đang trong quá trình tìm kiếm việc làm.

c. Thực trạng việc làm sinh viên ngành Văn học:

Số lượng sinh viên tìm được việc làm chiếm 74%(40 sinh viên), trong đó việc làm phù hợp với chuyên ngành chiếm 62%, sinh viên tốt nghiệp ngành văn học làm việc tại các doanh nghiệp như: Biên tập viên truyền hình, phóng viên báo chí, truyền thông sự kiện, giáo viên, marketing, kinh doanh tự do tại nhà, nhân viên thu ngân, nhân viên hành chính nhân sự tại công ty tư nhân ….

Số lượng sinh viên chưa tìm được việc làm chiếm 26%(14 sinh viên), những sinh viên chưa tìm được việc làm hiện đã lập gia đình hoặc đang trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Như vậy, có thể thấy với 3 chuyên ngành đào tạo, sinh viên ngành Văn học có khả năng tìm được việc làm cao nhất. Bởi lẽ, học ngành văn học sinh viên có cơ hội tham gia vào làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông… mặc dù cố gắng trong quá trình tìm kiếm việc làm cho bản thân, nhưng nhiều sinh viên vẫn chưa có cơ hội tìm được việc làm chính thức, khi sinh viên trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng mới nhận thấy bản thân còn yếu về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và đây thường là lý do sinh viên không có cơ hội trúng tuyển vào các công ty. Có những sinh viên vẫn đi làm thêm các công việc gia sư, làm ca tại các cửa hàng, nhà hàng để duy trì cuộc sống và tiếp tục nuôi hi vọng tìm kiếm được công việc phù hợp với tấm bằng đại học.

Sinh viên ngành Tâm lý học cho biết: “ Sau khi ra trường, em nộp hồ sơ một

nhất của bản thân em là yếu về tiếng anh, tin học và kỹ năng đi xin việc, đây là những yêu cầu mà nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi ở ứng viên. Hiện tại em vẫn đi dạy thêm vào buổi tối để duy trì cuộc sống, trong thời gian tới em phải học một khóa tiếng anh và bắt đầu tìm kiếm việc làm”.

3.1.2 Thực trạng việc làm của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sau tốt nghiệp qua thời gian tìm được việc làm Nhân văn sau tốt nghiệp qua thời gian tìm được việc làm

Thời gian tìm được việc làm sau tốt nghiệp

Bảng 3.1: Thời gian tìm được việc làm sau tốt nghiệp

Thời gian N %

Trong vòng 1 tháng 24 25

Sau 1 tháng - 6 tháng 29 30.2

Sau 6 tháng - 12 tháng 43 44.7

Qua số liệu cho thấy, sinh viên sau tốt nghiệp khóa QH-2010-X tìm được việc làm trong khoảng thời gian 6-12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 43 sinh viên (44.7%), đây là mốc thời gian sinh viên có thêm các kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng tìm việc sau quá trình tìm kiếm việc làm kể từ khi tốt nghiệp.

Sinh viên T.Q.Đ cho biết: “Sau tốt nghiệp em mang hồ sơ đi nộp ở một số

công ty có liên quan đến chuyên ngành em học, nhưng hầu như không trúng tuyển, sau đó em xin vào làm việc tại một nhà hàng được 6 tháng nay, đến tháng 5 năm 2015 em mới xin được việc làm chính thức ở công ty tư nhân hiện tại với vị trí nhân viên kinh doanh”.

Như vậy, có thể thấy quá trình tìm việc của sinh viên sau tốt nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về kỹ năng tìm việc làm, mặc dù có kiến thức, bằng cấp trong tay nhưng khi kỹ năng tìm việc làm chưa đầy đủ, sinh viên cũng khó có cơ hội tìm kiếm được việc làm cho bản thân mình.

Trong số những sinh viên có quá trình tìm việc làm thuận lợi đó là tìm được việc làm trong vòng 1 tháng sau tốt nghiệp có 24 sinh viên (25%) và tìm được việc làm sau 1-6 tháng có 29 sinh viên (30.2%).

Quá trình xin việc thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy số lượng sinh viên tìm được việc làm sau tốt nghiệp vẫn còn ở mức hạn chế, những yếu tố ảnh hưởng gồm nhiều yếu tố khác nhau tuy nhiên đa phần sinh viên đều nhấn mạnh tới những yếu tố về kỹ năng tìm việc làm. Đây là yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 61 - 64)