Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 84 - 85)

Kỹ năng phỏng vấn nhân sự Mức độ ĐTB Chủ động Ít chủ động Không chủ động N % N % N % 63 44.4 39 27.5 40 28.2 2.16

Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng

36 25.4 82 57.7 24 16.9 2.08

Tổng 50 34.9 61 42.6 32 22.5 2.12 Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức độ trung bình (ĐTB:2.16), trong đó có 63 sinh viên (44.4%) đánh giá bản thân ở mức độ chủ động, 39 sinh viên (27.5%) đánh giá bản thân ở mức ít chủ động và 40 sinh viên (28.2%) đánh giá bản thân ở mức không chủ động.

Trên thực tế, kỹ năng phỏng vấn nhân sự là kỹ năng vô cùng quan trọng đồng thời cũng là kỹ năng gây nhiều khó khăn cho các bạn sinh viên mới ra trường. Việc chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm, những câu hỏi, những tình huống khi phỏng vấn nhân sự được truyền tải rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi công ty, mỗi ngành nghề lại có cách phỏng vấn nhân sự khác nhau, chính bở vậy sinh viên dễ gặp những khó khăn khi bước vào phỏng vấn dù có chủ động chuẩn bị các nội dung cho buổi làm việc quan trọng này.

Sinh viên N.H chia sẻ: “ Kỹ năng phỏng vấn là kỹ năng quan trọng nhất, bởi

lúc phỏng vấn là lúc thể hiện bản thân của mình. Hồ sơ xin việc đẹp nhưng hỏi gì cũng không trả lời được hoặc trả lời không thuyết phục thì cũng không được công nhận, hơn nữa mỗi công ty có cách phỏng vấn tuyển dụng khác nhau điều này gây khó khăn cho các bạn sinh viên mới ra trường như em”.

Qua khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp ở mức độ trung bình (2.08), trong đó 36 sinh viên (25.4%) lựa chọn mức hài lòng, 82 sinh viên (57.7%) lựa chọn ở mức ít hài lòng, 24 sinh viên (16.9%) lựa chọn mức không hài lòng.

Như vậy, có thể thấy đa phần sinh viên cảm thấy chưa thật sự hài lòng về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của bản thân, quá trình phỏng vấn đòi hỏi mỗi cá nhân có sự chuẩn bị về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng là chưa đủ mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân chuẩn bị chu đáo về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình phỏng vấn. Hơn nữa, khi mới tốt nghiệp và bắt đầu tìm việc, đa phần sinh viên sẽ gặp những khó khăn trong quá trình phỏng vấn, chính bởi vậy mức độ hài lòng về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên ở mức trung bình là điều hoàn toàn phù hợp.

c. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua hành động

Như chúng tôi đã trình bày, mỗi doanh nghiệp nhiều giai đoạn tuyển dụng tùy thuộc vào tính chất công việc của từng đơn vị sử dụng lao động. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu 4 kỹ năng chính của quá trình tìm việc và kỹ năng phỏng vấn nhân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Khi được hỏi về mức độ phù hợp của cá nhân khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 84 - 85)