Mức độ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 68 - 71)

Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Bình thường Không tốt N % N % N % Tôi xác định rõ điểm mạnh và

điểm yếu của bản thân 53 37.3 78 54.9 11 7.7 2.30 Tôi xác định được công việc

phù hợp với chương trình đào tạo tôi theo học

48 33.8 82 57.7 12 8.5 2.25

Tôi xác định được loại hình tổ chức mong muốn làm việc và khả năng trúng tuyển khi nộp hồ sơ

46 32.4 86 60.6 10 7.0

2.25

Tôi xác định được phạm vi, khoảng cách công việc tôi có thể đảm nhận phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và hoàn thành tốt công việc

51 35.9 84 59.2 7 4.9 2.31

Tôi xác định rõ kỹ năng cần thiết cho công việc và chủ động lĩnh hội các kỹ năng đó

57 40.1 74 52.1 11 7.7 2.32

Tôi tạo lập các mối quan hệ: tham gia tổ chức cựu sinh viên, hội đồng hương, các câu lạc bộ, đi làm thêm ngay từ thời sinh viên

58 40.8 61 43.0 23 16.2 2.25

Tổng 52 36.7 77.5 54.5 12 8.6 2.28

Việc thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, đa phần sinh viên thực hiện ở mức trung bình (ĐTB:2.28), trong đó có một số hoạt động sinh viên thực hiện ở mức tốt hơn (gần mức cao) đó là hoạt động xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu

của bản thân (ĐTB:2.30), hoạt động xác định được phạm vi, khoảng cách công việc cá nhân có thể đảm nhận, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và hoàn thành tốt công việc (ĐTB:2.31), hoạt động xác định rõ kỹ năng cần thiết cho công việc và chủ động lĩnh hội các kỹ năng đó (ĐTB:2.32).

Trên thực tế, tại cơ sở đào tạo đã có chương trình chuẩn đầu ra dành cho sinh viên, trong đó đề cập đến những yêu cầu cơ bản của sinh viên sau tốt nghiệp về mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng, những tiêu chuẩn này được xây dựng cho từng ngành học cụ thể, điều đó giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong việc xác định rõ những kỹ năng cần thiết cho công việc sau tốt nghiệp.

Trong những hoạt động này, một số hoạt động ở mức thấp hơn đó là hoạt động xác định được công việc phù hợp với chương trình đào tạo tôi theo học (ĐTB:2.25), xác định được loại hình tổ chức mong muốn làm việc và khả năng trúng tuyển khi nộp hồ sơ (ĐTB:2.25), tạo lập các mối quan hệ: tham gia tổ chức cựu sinh viên, hội đồng hương, các câu lạc bộ, đi làm thêm ngay từ thời sinh viên (ĐTB:2.25). Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập quốc tế như hiện nay, cơ hội nghề nghiệp mở ra cũng phong phú đa dạng hơn trước nên việc xác định mình sẽ làm việc ở cơ quan nhà nước hay tư nhân, Việt Nam hay nước ngoài, tổ chức lớn hay tổ chức nhỏ, các doanh nghiệp hay tổ chức xã hội… không còn gò bó. Quan niệm về nghề nghiệp, việc làm cũng cởi mở hơn trước. Việc xác định loại hình tổ chức sẽ giúp cá nhân thuận lợi hơn trong việc tìm được một vị trí phù hợp, vừa tầm với khả năng của bản thân.

Như vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở mức trung bình, sinh viên thực hiện các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp còn gặp những khó khăn và hạn chế. Kết quả khảo sát khá phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu từ nhà

tuyển dụng, theo chia sẻ của anh T.N.T, tập đoàn V cho rằng: “Sinh viên chưa đưa

ra được mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Sinh viên thường bị khó khi gặp phải các câu hỏi này, nội dung trả lời về mục tiêu nghề nghiệp chưa thực tế, chưa sát thực với vị trí công việc”.

d, Đánh giá chung về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ, hành động

2.35 2.09 2.28 Nhận thức Thái độ Hành động

Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV

Qua nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mức độ nhận thức về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp ở mức cao (ĐTB:2.35), sinh viên có thái độ chủ động, tích cực, hài lòng ở mức trung bình (ĐTB:2.09) và mức độ biểu hiện qua hành động khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp ở mức trung bình (ĐTB:209).

3.2.2 Thực trạng kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên

a. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua nhận thức

Ngày nay, bên cạnh việc đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp, công ty ( tư nhân, nước ngoài), viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chính sự nghiệp… sinh viên có thể tiếp cận với nhiều cơ hội tuyển dụng và nhiều hình thức tuyển dụng. Tuy nhiên, để vận dụng được tối đa các kênh thông tin tuyển dụng từ các đơn vị, tổ chức này là vấn đề quan trọng hơn cả, chúng ta có thể nhận thấy mỗi đơn vị tuyển dụng lại có hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng khác nhau. Một số kênh thông tin tìm kiếm việc làm thường được ứng viên lựa chọn đó là:

thông tin từ bạn bè, người quen, thông tin từ gia đình, thông tin từ thầy cô, thông tin từ trường đại học, thông tin từ internet, thông tin từ các trang tuyển dụng, thông tin từ trung tâm giới thiệu việc làm…. Bên cạnh sự cạnh tranh từ các ứng viên thì việc nắm bắt được thông tin tuyển dụng cũng sẽ giúp ích cá nhân trong việc nâng cao cơ hội có việc làm cho bản thân mình. Khi được hỏi về ý nghĩa của kỹ năng này, chúng tôi muốn đánh giá hiểu biết của sinh viên về một quá trình vô cùng quan trọng giúp cá nhân nắm bắt được cơ hội và hành động để chiếm lĩnh cơ hội. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 68 - 71)