Kết quả xử lý tình huống kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 93 - 95)

Phƣơng án N % ĐTB

a.Đi phỏng vấn nên đầu tư về trang phục cho phù hợp với môi trường công sở, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

55 38.7

2.06 b.L gặp phải những ứng viên xuất sắc hơn về

kinh nghiệm và bằng cấp, nên tiếp tục đi phỏng vấn rồi sẽ tìm được việc làm

39 27.5

c.L nên chuẩn bị chu đáo về trang phục, diện mạo bề ngoài, đây là những yếu tố tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng, trang phục lịch sự, bắt mắt sẽ được đánh giá cao về tác phong chuyên nghiệp. L chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để xem nguyên nhân chưa thành công khi xin việc vào công ty họ là gì? Từ đó L có những điều chỉnh, thay đổi để sớm tìm được việc làm.

Phỏng vấn nhân sự là kỹ năng gây nhiều khó khăn cho sinh viên mới ra trường, trong tình huống này mặc dù sinh viên có bằng cấp, kinh nghiệm tốt nhưng cách chuẩn bị chưa chu đáo khi đến làm việc với nhà tuyển dụng đã khiến sinh viên bị mất điểm.

Phương án phù hợp (c): L nên chuẩn bị chu đáo về trang phục, diện mạo bề ngoài, đây là những yếu tố tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng, trang phục lịch sự, bắt mắt sẽ được đánh giá cao về tác phong chuyên nghiệp. L chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để xem nguyên nhân chưa thành công khi xin việc vào công ty họ là gì? Từ đó L có những điều chỉnh, thay đổi để sớm tìm được việc làm với 48 lựa chọn (33.8%). Đây là phương án bao hàm cả nhận thức về kỹ năng phỏng vấn nhân sự, có thái độ chủ động, tích cực khi liên hệ với nhà tuyển dụng để tìm hiểu về nguyên nhân thất bại khi xin việc tại công ty, đồng thời sinh viên cũng có những điều chỉnh kịp thời để tiếp tục quá trình xin việc của bản thân.

Phương án ít phù hợp (a): Đi phỏng vấn nên đầu tư về trang phục cho phù hợp với môi trường công sở, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng với 55 lựa chọn (38.7%). Với phương án này, sinh viên chỉ lý giải được một phần về nhận thức của kỹ năng phỏng vấn nhân sự.

Phương án không phù hợp (b): Tiếp tục khuyên bạn nên đi phỏng vấn rồi sẽ tìm được việc làm với 39 lựa chọn (27.5%). Phương án này không đưa ra được lời khuyên hữu ích cho L, đồng thời không thể hiện được tính nhận thức, thái độ, hành động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự. Nếu quá trình tìm việc chưa thành công, cá nhân không có sự điều chỉnh kịp thời mà vẫn duy trì quá trình xin việc như cũ, cá nhân sẽ kéo dài thời gian tìm kiếm việc làm, đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, kinh tế của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 93 - 95)