Kết quả xử lý tình huống kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 92 - 93)

Phƣơng án N % ĐTB

a.Hồ sơ xin việc của M không nên viết sẵn, dùng chung một mẫu khi đến tuyển dụng ở nhiều công ty khác nhau.

88 62

2.27 b.M nên xem lại cách thức chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ

không chỉ đầy đủ về hình thức, nội dung, các văn bản đi kèm mà còn phải có sự riêng biệt khi đến gặp nhà tuyển dụng, M nên chủ động chuẩn bị hồ sơ phù hợp với vị trí ứng tuyển, M cần chú ý về hình thức, nội dung, cách thức trình bày khi nộp hồ sơ, không nên sử dụng hồ sơ viết sẵn.

46 32.4

c.6 tháng xin việc chưa phải là nhiều, M nên tiếp tục chủ động nộp hồ sơ rồi cũng sẽ tìm được việc làm

8 5.6

Nguyên tắc của bộ hồ sơ xin việc không những đầy đủ về nội dung mà phải đẹp về mặt thẩm mĩ, hơn nữa hồ sơ xin việc không nên quá dài dòng, nhưng cũng không quá sơ sài. Trong tình huống này sinh viên M chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ, chưa nhận thức được hồ sơ xin việc của mình còn thiếu ở phần nào và vì sao không được nhà tuyển dụng để ý.

Phương án tối ưu nhất là phương án (b): M nên xem lại cách thức chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ không chỉ đầy đủ về hình thức, nội dung, các văn bản đi kèm mà còn phải có sự riêng biệt khi đến gặp nhà tuyển dụng, M nên chủ động chuẩn bị hồ sơ phù hợp với vị trí ứng tuyển, M cần chú ý về hình thức, nội dung, cách thức trình bày khi nộp hồ sơ, không nên sử dụng hồ sơ viết sẵn với 46 lựa chọn (32.4%). Sinh viên lựa chọn phương án này đã diễn đạt đầy tủ tính đúng đắn về nhận thức, thái độ tích cực và hành động phù hợp khi chuẩn bị hồ sơ xin việc.

Phương án ít phù hợp hơn (a): Hồ sơ xin việc của M không nên viết sẵn, dùng chung một mẫu khi đến tuyển dụng ở nhiều công ty khác nhau.,với 88 lựa

chọn (62%), sinh viên lựa chọn phương án này mới giải quyết được ý nghĩa về mặt nhận thức của hồ sơ xin việc.

Phương án không phù hợp (c): 6 tháng xin việc chưa phải là nhiều, M nên tiếp tục chủ động nộp hồ sơ rồi cũng sẽ tìm được việc làm 8 lựa chọn (5.6%).

d. Tình huống về kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Nội dung tình huống: “Vốn là sinh viên có thành tích học tập giỏi ngay từ khi là sinh viên L rất tự tin về kinh nghiệm và bằng cấp của mình. Chuẩn bị đi xin việc, L làm một bản CV dài 8 trang để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. L gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm.. bất kì công ty nào khi L nộp hồ sơ cũng đều gọi L đến phỏng vấn, trong khi các ứng viên đến phỏng vấn đều cầu kì, chuẩn bị kĩ lưỡng về trang phục, đầu tóc, trang điểm bắt mắt… riêng L cho rằng đây là đi xin việc chỉ cần bằng cấp, kinh nghiệm chứ không phải sân khấu thời trang và L không để tâm đến diện mạo bề ngoài, cử chỉ, điệu bộ của mình, thậm trí L còn diện những bộ quần áo, giày dép không phù hợp công sở đến phỏng vấn … dù đến phỏng vấn rất nhiều công ty nhưng L chưa trúng tuyển chính thức vào công ty nào, theo bạn đâu là nguyên nhân thất bại của L?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 92 - 93)