Mức độ thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 85 - 89)

Nội dung

Mức độ

ĐTB

Tốt Bình thường Không tốt

N % N % N %

Chuẩn bị về trang phục, đầu

tóc, diện mạo bề ngoài 44 31.0 73 51.4 25 17.6 2.13

Tôi diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu có cách nói riêng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

53 37.3 71 50.0 18 12.7 2.25

Chú ý tư thế đi đứng, tư thế ngồi, cách thức diễn đạt chuyên nghiệp

59 41.5 60 42.3 23 16.2 2.25

mắt, khuôn mặt Chú ý về âm lượng, hành động phù hợp và làm hài lòng người phỏng vấn 48 33.8 72 50.7 22 15.5 2.18 Tổng 52 36.4 68 47.6 23 15.9 2.20 Sinh viên thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.20), cụ thể có hoạt động sinh viên thực hiện ở mức khá tốt như hoạt động diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu có cách nói riêng ấn tượng với nhà tuyển dụng với 53 sinh viên (37.3%) lựa chọn thực hiện tốt, có 71 sinh viên (50%) lựa chọn mức thực hiện ở mức bình thường, 18 sinh viên (12.7%) thực hiện ở mức không tốt. Mặc dù theo đánh giá của sinh viên mặc dù còn gặp những khó khăn nhưng cá nhân cũng đã biết cách diễn đạt được các thông tin cần thiết đến nhà tuyển dụng, tuy nhiên do còn hạn chế về kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn, sinh viên vẫn chưa biết cách làm chủ được buổi phỏng vấn nhân sự và thật sự làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Anh T.N.T, tập đoàn V chia sẻ: “Sinh viên có khả năng diễn đạt trôi chảy,

lưu loát, tuy nhiên câu trả lời thường không tập trung đúng vào nội dung của nhà tuyển dụng, cách diễn đạt vòng vo, khi đối diện với một tình huống thực tế sinh viên thường không đưa ra giải pháp mà đưa ra những biện minh, đó là những điểm nhà tuyển dụng không hài lòng khi phỏng vấn ứng viên”.

Đồng quan điểm với anh T.N.T, chị V. Công ty K.D cho biết: ““Sinh viên

khi đến phỏng vấn về kiến thức chúng tôi đánh giá rất tốt, nắm vững các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành. Tuy nhiên khi vận dụng vào thực tế hầu hết chưa đưa ra được cách giải quyết hiệu quả”.

Bên cạnh đó, hoạt động chú ý tư thế đi đứng, tư thế ngồi, cách thức diễn đạt chuyên nghiệp ở mức tốt có 59 sinh viên (41.5%), mức trung bình 60 (42.3%) và mức không tốt 23 sinh viên (16.2%).

Tư thế đi đứng, tư thế ngồi là những cử chỉ được nhà tuyển dụng quan tâm

chú ý ngay khi bước vào phỏng vấn. Theo chia sẻ của sinh viên Đ.B.H: “ Khi đi

bọc đế cao su để tránh gây ra tiếng lộp cộp khi vào phỏng vấn, giữa hội trường đông đúc với nhiều ứng viên và người phỏng vấn nếu có tiếng giày lộp cộp sẽ gây mất thiện cảm cho người khác”.

Vị trí số 3, là hoạt động sinh viên thể hiện sự tự tin qua ánh mắt, khuôn mặt khi tham gia phỏng vấn nhân sự với 55 sinh viên (38.7%) lựa chọn thực hiện mức tốt, mức trung bình 62 sinh viên (43.7%), mức không tốt 25 sinh viên lựa chọn (17.6%).

Vị trí số 4, là hoạt động sinh viên chú ý về âm lượng, hành động phù hợp và làm hài lòng người phỏng vấn, thực hiện ở mức tốt có 48 sinh viên (33.8%), thực hiện mức trung bình 72 lựa chọn (50.7%), thực hiện mức không tốt có 22 sinh viên (15.5%). Một trong những yếu tố ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố thành bại khi tham dự phỏng vấn, giọng nói cần điều chỉnh âm lượng cho phù hợp, hành động, cử chỉ nhỏ cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá, chính bởi vậy kiểm soát ngôn ngữ cơ thể là kỹ năng sinh viên cần chú ý và kiểm soát ở mức tốt nhất, tuy nhiên trong quá trình khảo sát cho thấy, sinh viên thực hiện kỹ năng này ở mức trung bình.

Vị trí số 5, chuẩn bị về trang phục, đầu tóc, diện mạo bề ngoài. Sinh viên lựa chọn lức tốt có 44 sinh viên (31%), thực hiện mức trung bình 73 lựa chọn (51.4%), thực hiện mức không tốt 25 lựa chọn (17.5%). Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản là vấn đề trang phục, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về trang phục, đầu tóc, diện mạo bề ngoài chứng tỏ sự chuyên nghiệp, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng sẽ đến từ hình thức và diện mạo bề ngoài, tuy nhiên mức độ thực hiện của sinh viên vẫn ở mức chưa cao.

Theo chị V, phụ trách tuyển dụng trung tâm giáo dục K.D cho biết: “Về tác

phong, tư thế, cách nói chuyện với nhà tuyển dụng đặc biệt là chuẩn bị về ngoại hình, trang phục của các bạn sinh viên Nhân văn được chúng tôi đánh giá khá cao. Khi đến tham dự tuyển dụng các bạn cho thấy phong cách chuyên nghiệp, tuy nhiên cũng có những ứng viên chưa thực sự chú ý đến đầu tóc, trang phục”.

d, Đánh giá chung kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2.18 2.12 2.2 Nhậ n thức Thá i độ Hà nh động

Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV

Qua kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhận thức về kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.18), sinh viên có thái độ chủ động, hài lòng khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.12), bên cạnh đó mức độ thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên ở mức trung bình (ĐTB:2.20).

3.2.5 Thực trạng kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn qua tình huống thực tế

a. Tình huống về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp

Để tìm hiểu khả năng vận dụng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp vào thực

tế, chúng tôi đưa ra câu hỏi tình huống thực tế với nội dung: “Ngay khi cầm trên tay

tấm bằng cử nhân, H chuẩn bị rất nhiều hồ sơ và bắt đầu quá trình tìm việc của mình. Bất kì thông tin tuyển dụng ở công ty nào dù xa hay gần H cũng đến nộp và tham gia quá trình tuyển dụng. Sau 3 tháng xin việc không thành công, H cảm thấy thật sự mệt mỏi vì quá trình di chuyển quá nhiều hơn nữa kinh phí bỏ ra để tham gia quá trình tuyển dụng không phải ít. H mệt mỏi vì kiệt sức và tốn kém tiền bạc. Nếu bạn trong trường hợp như H, bạn sẽlàm gì?” . Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 85 - 89)