Kết quả xử lý tình huống kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 90 - 92)

Phƣơng án N % ĐTB

a.K nên tìm hiểu một số kênh thông tin tìm kiếm việc làm khác như: qua người thân, bạn bè, anh chị khóa trước… K nên chủ động liên hệ trước với nhà tuyển dụng khi đến nộp hồ sơ và tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty tuyển dụng trước khi ứng tuyển.

b.K nên sử dụng nhiều kênh thông tin việc làm, càng nhiều kênh thông tin việc làm, quá trình xin việc càng thuận lợi

47 32.9 2.32

c.K nên chủ động tìm kiếm các công việc trên mạng, dù sao đây là cách tìm được việc nhanh, hiệu quả và nhiều bạn áp dụng hiện nay

25 17.5

Với (ĐTB:2.32) sinh viên giải quyết tình huống tìm kiếm thông tin việc làm ở mức trung bình.

Phương án phù hợp nhất (a): K nên tìm hiểu một số kênh thông tin tìm kiếm việc làm khác như: qua người thân, bạn bè, anh chị khóa trước… K nên chủ động liên hệ trước với nhà tuyển dụng khi đến nộp hồ sơ và tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty tuyển dụng trước khi ứng tuyển với 70 lựa chọn (49%), đồng quan điểm với tình

huống này, bạn sinh viên chia sẻ: “Khi tìm được công việc phù hợp trên mạng, em

thường vào google kiểm tra lại địa chỉ của công ty xem có phải là công ty ma, công ty ảo hay không? Vì nhiều bạn lớp em đã gặp những công ty này rồi và thường là công ty đa cấp”.

Phương án ít phù hợp (b): K nên sử dụng nhiều kênh thông tin việc làm, càng nhiều kênh thông tin việc làm, quá trình xin việc càng thuận lợi với 47 sinh viên lựa chọn (32.9%). Nếu chỉ có nhận thức tốt về các kênh thông tin tìm kiếm việc làm mà thiếu sự chủ động và cách thực thực hiện khi tìm kiếm thông tin việc làm, sinh viên sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm việc.

Phương án không phù hợp (c): K nên chủ động tìm kiếm các công việc trên mạng, dù sao đây là cách tìm được việc nhanh, hiệu quả và nhiều bạn áp dụng hiện nay, với 25 lựa chọn (17.5%). Tiếp tục dành lời khuyên cho bạn chủ động thực hiện quá trình tìm việc, đây là phương án không phù hợp.

c. Tình huống về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Nội dung tình huống: “Ngay khi tốt nghiệp đại học, M đã chuẩn bị cho mình

rất nhiều hồ sơ xin việc, mỗi hồ sơ đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ bằng cấp, đơn thư xin việc, sơ yếu lý lịch, chứng chỉ, giấy khám sức khỏe…..Riêng đơn xin việc, CV xin việc M đã nghĩ ra một cách rất độc đáo là chuẩn bị sẵn mẫu đơn được tải trên mạng về, ngay khi có thông tin tuyển dụng từ các công ty, M lập tức lấy bộ hồ

sơ mẫu điền vị trí tuyển dụng vào đơn thư xin việc và CV đã chuẩn bị. Tuy nhiên, sau 6 tháng miệt mài tìm việc, nộp hồ sơ M vẫn chưa đến phỏng vấn ở bất cứ công ty nào, theo bạn nguyên nhân thất bại của M là gì?”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 90 - 92)