Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 83 - 84)

Mức độ N % ĐTB

Quan trọng 44 30.8

2.18

Bình thường 80 55.9

Không quan trọng 18 12.6

Sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.18). Trong đó có 44 sinh viên (30.8%) cho rằng kỹ năng phỏng vấn nhân sự quan trọng, có 80 sinh viên (55.9%) sinh viên cho rằng kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức bình thường và chỉ có 18 sinh viên (12.6%) cho rằng kỹ năng phỏng vấn nhân sự không quan trong. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự giúp sinh viên có tâm lý tốt khi gặp trực tiếp nhà tuyển dụng, giúp sinh viên thể hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và thuyết phục được nhà tuyển dụng, tuy nhiên quá trình tuyển dụng nhiều đơn vị tuyển dụng không chỉ ấp dụng các giai đoạn tuyển dụng cơ bản, mà sẽ gồm cả thi tuyển kiến thức chuyên môn, các kiến thức liên quan đến tin học, kiến thức về tiếng anh và cả kiến thức về IQ, EQ… sau khi tổng hợp tất cả các thông tin dựa trên các bài thi, phỏng vấn mới quyết định được ứng viên nào được nhận vào làm việc tại công ty.

b. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua thái độ

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công hay thất bại là tổng hòa của rất nhiều yếu tố từ hình thức đến nội dung. Tùy thuộc vào vị trí công việc mà có các hình thức phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên dù có bao nhiêu hình thức phỏng vấn thì điều quan trọng các bạn sinh viên phải chủ động, tích cực khi tham gia quá trình phỏng vấn, tính chủ động đòi hỏi sinh viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị về cả nội dung và hình thức cho buổi phỏng vấn xin việc. Để tìm hiểu mức độ chủ động của sinh viên chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 83 - 84)