Bảng đánh giá chung mức độ thực hiện kỹ năng tìm kiếm việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 95 - 98)

tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Bảng 3.19: Bảng đánh giá chung mức độ thực hiện kỹ năng tìm kiếm việc làm Mức độ Mức độ Kỹ năng Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm Kỹ năng chuẩn bị hồ

sơ xin việc

Kỹ năng phỏng vấn nhân sự Nhận thức 2.35 2.39 2.23 2.18 Thái độ 2.09 2.4 2.27 2.12 Hành động 2.28 2.24 1.95 2.20 Tình huống 2.15 2.32 2.27 2.06 ĐTB 2.21 2.34 2.18 2.14

Mức độ Trung bình Cao Trung bình Trung bình

Điểm tổng hợp 2.22

Kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở mức trung bình (ĐTB:2.22), cụ thể như sau:

Sinh viên thực hiện tốt nhất kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm (ĐTB:2.34), tiếp đến là kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp (ĐTB: 2.21), vị trí thứ 3, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc (ĐTB:2.18), vị trí số 4, kỹ năng phỏng vấn nhân sự (ĐTB:2.14).

2 2.1 2.2 2.3 2.4

Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp

Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Biểu đồ 3.5: Đánh giá chung về kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV

Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm được sinh viên thực hiện ở mức cao nhất, do có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến những thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin từ các trang thông tin tuyển dụng, hiện nay với sự đầu tư mạnh mẽ từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, các trang thông tin ngày càng uy tín và kết nối doanh nghiệp tuyển dụng với người lao động. Bên cạnh đó, ngoài việc cung cấp thông tin cho người tìm việc, các trang tuyển dụng còn có những hình thức giúp ứng viên tự đăng tuyển thông tin của cá nhân để nhà tuyển dụng có cơ hội chủ động tìm được ứng viên phù hợp.

N.T.D chia sẻ: “em tìm việc thông qua các trang thông tin tìm kiếm việc làm, ngay khi tốt nghiệp em đã tự truy cập vào những trang tìm kiếm việc làm như: timviecnhanh.com, vietnamworks.com, Careerbuilder.vn… đây là những trang tìm việc khá đơn giản và nhiều thông tin phù hợp với cá nhân em”.

Như vậy, chỉ bằng một thao tác ứng viên có thể tìm kiếm thông tin về nhà tuyển dụng, thậm trí còn có thể trực tiếp nộp hồ sơ qua các trang thông tin này, đây là điểm thuận lợi giúp sinh viên sau tốt nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin việc làm, khi chưa có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay tại trường đại học cũng đã có sự liên kết, phối hợp với các đơn vị tuyển dụng, những thông tin tuyển dụng được gửi về trường và được cập nhật trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những kênh thông tin này giúp sinh viên có thêm các nguồn thông tin tuyển dụng quan trọng.

Ngoài ra, các thông tin việc làm đến từ các mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè cũng được sinh viên vận dụng tối đa. Đây chính là những nguyên nhân chính để kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên ở mức cao.

Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp ở vị trí số 2, đây là kỹ năng ở mức trung bình. Sinh viên gặp phải những khó khăn khi lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân, tuy nhiên bên cạnh những khó khăn về mặt cá nhân, sinh viên đã có được những thông tin về chương trình chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo, trong đó mỗi ngành học đều có những yêu cầu về nhận thức, thái độ, năng lực, kỹ năng, lĩnh vực nghề nghiệp sinh viên có thể đảm nhận. Đây chính là những tài liệu quí báu để sinh viên lên được bản kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân.

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp ở vị trí số 3, kỹ năng này ở mức trung bình. Đây là kỹ năng tưởng chừng như không khó nhưng lại không hề đơn giản do có những yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp, đơn thư xin việc, sơ yếu lý lịch …. Để có một bộ hồ sơ đơn thuần chắc chắn ứng viên không thể làm hài lòng nhà tuyển dụng, tuy nhiên để chuẩn bị một bộ hồ sơ tốt sinh viên chắc chắn gặp nhiều khó khăn trong đó kỹ năng sinh viên yếu nhất đó là viết đơn thư xin việc và viết CV( sơ yếu lý lịch) khi xin việc. Nếu những kỹ năng này không được hướng dẫn, được học hỏi thì sẽ rất khó để có bộ hồ sơ xin việc thành công.

Kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở vị trí thấp nhất, ở mức trung bình. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm, bởi lẽ phỏng vấn nhân sự là kỹ năng quan trọng quyết định thành công hay thất bại của quá trình tìm việc làm. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự đòi hỏi ứng viên phải thể hiện tổng thể các yếu tố bên ngoài, các yếu tố về kỹ năng, kiến thức, năng lực, sở trường của bản thân. Việc vận dụng tổng hòa các yếu tố đòi hỏi sinh viên phải có sự hiểu biết, có kỹ năng và có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm

lý. Tuy nhiên, là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều trải nghiệm khi làm việc trực tiếp với nhà tuyển dụng, đồng thời chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phỏng vấn nhân sự khi còn là sinh viên đại học sẽ khiến sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện kỹ năng này.

Trong nội dung khảo sát, chúng tôi tìm hiểu đến các hoạt động giúp sinh viên có được kỹ năng tìm việc làm. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 95 - 98)