Kết quả xử lý tình huống kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 89 - 90)

Phƣơng án N % ĐTB

a.Tôi chủ động xem lại bản kế hoạch nghề nghiệp của bản thân

23 16.1

2.15 b.Tôi xem lại quá trình tìm việc của bản thân, xác

định lại các nhóm ngành – nghề có khả năng trúng tuyển, tôi chủ động học hỏi kinh nghiệm đi tìm việc từ các bạn đã tìm việc thành công trong lớp, tôi tiếp tục đi tìm việc sau khi có những điều chỉnh.

45 31.5

c.Tôi tiếp tục đi tìm việc, kiên trì đi xin việc rồi sẽ tìm được việc làm

74 51.7

Lập kế hoạch nghề nghiệp không chỉ giúp mỗi cá nhân cách nhìn nhận, đánh giá bản thân, xác định mục tiêu nghề nghiệp. Bản kế hoạch còn giúp sinh viên luôn bình tĩnh không rơi vào trạng thái bị động, biết mình đang làm gì, nghề nghiệp nào là của mình và hoàn toàn chủ động chiếm lĩnh thời cơ, bên cạnh đó bản kế hoạch nghề nghiệp còn giúp cá nhân cập nhật được thị trường việc làm, xu hướng và cơ hội trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Để đánh giá về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp dựa trên các mặt biểu hiện về nhận thức, thái độ của sinh viên sau tốt nghiệp đã phần nào cho thấy mức độ thực hiện kỹ năng này, tuy nhiên để đánh giá thật sự khách quan, chúng tôi còn dựa trên cách xử lý tình huống thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp.

Qua tình huống thực tế cho thấy, sinh viên vận dụng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp vào thực tế ở mức độ trung bình (ĐTB:2.15), trong đó chúng tôi lồng ghép vào 3 phương án lựa chọn theo mức độ ý nghĩa, mức độ chủ động, mức độ hành động của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp.

Phương án phù hợp nhất (b): Xem lại quá trình tìm việc của bản thân, xác định lại các nhóm ngành – nghề có khả năng trúng tuyển, tôi chủ động học hỏi kinh nghiệm đi tìm việc từ các bạn đã tìm việc thành công trong lớp, tôi tiếp tục đi tìm việc sau khi có những điều chỉnh” với 45 lựa chọn (31.5%), những sinh viên lựa chọn phương án này đã có nhận thức về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, đã chủ

động tham khảo thêm các thông tin để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và có hành động phù hợp sau khi đều chính.

Phương án ít phù hợp (a): có 23 lựa chọn (16.1%) sinh viên cho rằng “Tôi chủ động xem lại bản kế hoạch nghề nghiệp của bản thân”, nếu chỉ chủ động xem lại bản kế hoạch nghề nghiệp là chưa đủ, bên cạnh thái độ tích cực, sinh viên cần có nhận thức về bản kế hoạch nghề nghiệp và có hành động phù hợp mới có kết quả tìm kiếm việc làm tốt.

Phương án không phù hợp (c): 74 sinh viên (51.7%) cho rằng “Tôi tiếp tục đi tìm việc, kiên trì đi xin việc rồi sẽ tìm được việc làm” đây là phương án chưa thật sự khả thi vì nếu qua quá trình đi tìm việc 3 tháng, sinh viên chưa tìm được việc làm nên có sự đánh giá nhìn nhận khách quan vấn đề tìm việc của cá nhân mình, từ những đánh giá này sinh viên sẽ giảm được những yếu tố tổn hao về tài chính, điều kiện sức khỏe, nếu quá trình tìm việc cứ kéo dài như hiện tại sinh viên sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, lo âu.

b. Tình huống về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Nội dung tình huống: “Được các bạn trong lớp đặt cho biệt hiệu là anh hùng

internet của lớp, K rất tự tin về khả năng công nghệ thông tin của mình, tất cả các bài tập liên quan đến máy tính K đều đạt điểm tuyệt đối. Ngay khi ra trường, các bạn lớp K đều tận dụng các mối quan hệ từ anh em, bạn bè trong lớp, từ các anh chị khóa trước và thêm các nguồn thông tin khác. K thì cho rằng đó là những kênh tìm việc ít hiệu quả và muốn tìm được việc nhanh nhất chỉ có internet. K ngày đêm tìm kiếm thông tin việc làm trên tất cả các trang mạng, tuy nhiên hồ sơ nộp ngày càng nhiều mà đôi khi tìm thấy việc làm phù hợp nhưng mang hồ sơ đến nộp K không thể tìm thấy địa chỉ của công ty tuyển dụng”. Bạn có lời khuyên gì cho K?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)